Câu Hỏi Về Tin Lành

Câu hỏi 1: Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Có bằng chứng nào về sự thực hữu của Đức Chúa Trời?


Trả lời: Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Tôi thấy nó hấp dẫn vì có nhiều người chú ý vào cuộc tranh luận này. Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy có hơn 90% dân số trên thế giới ngày nay tin vào sự thực hữu của Đức Chúa Trời hoặc một quyền lực siêu nhiên. Vậy mà không biết làm sao trách nhiệm đặt trên những người tin Đức Chúa Trời hiện hữu để có thể làm sao chứng minh điều này. Theo ý tôi phải đi vòng hướng khác.
Mặc dầu sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không thể chứng minh hay phủ nhận. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết chấp nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời phải do niềm tin. “Vả không có đức tin, thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài; Vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” (Hê-bơ-rơ 11:6). Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể hiện ra để chứng minh cho toàn thể thế giới biết sự hiện hữu của Ngài. Nếu như thế chúng ta không cần đức tin nữa. “Đức Chúa Giê Xu phán: Vì ngươi đã thấy Ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20:29)
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh tuyên bố: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ. Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; cũng không ai nghe tiếng của chúng nó. Dây đo chúng nó bủa khắp trái đất, và lời nói chúng nó truyền đến cực địa. Nơi chúng nó Ngài đã đóng trại cho mặt trời.” (Thi Thiên 19:1-4) Nhìn xem những ngôi sao, hiểu biết về khoảng không của vủ trụ, quan sát những điều kỳ diệu của thiên nhiên, nhìn xem vẻ đẹp của buổi chiều tà – Tất cả những điều đó cho thấy Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo. Nếu những điều này chưa đủ, cũng còn có những bằng chứng về Đức Chúa Trời trong tấm lòng chúng ta. Truyền đạo 3:11 cho chúng ta biết: “…Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người…” Người ta nhận biết rằng trong nơi sâu kín của con người có những điều vượt xa đời sống và thế giới này. Chúng ta có thể từ chối sự khôn ngoan sáng suốt này, nhưng sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự trường tồn của Ngài vẫn cứ ở với chúng ta. Bất chấp những điều này, Kinh Thánh cảnh báo chúng ta sẽ có một số người từ chối sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.” (Thi Thiên 14:1) Hơn 98% số người qua dòng lịch sử, trong mọi nền văn hóa, trong các nền văn minh, trên năm châu bốn biển tin vào sự hiện hữu của nhiều vị thần linh. Đó là nguyên do những niềm tin này.
Thêm vào đó những cuộc tranh luận theo Kinh Thánh về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, đó là những cuộc tranh luận hợp lý.

  1. Đầu tiên là cuộc tranh luận về bản thể học. Những hình thức phổ biến nhất làm căn bản trong việc tranh luận bản thể học thường sử dụng khái niệm Đức Chúa Trời để chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Nó bắt đầu bằng định nghĩa về Đức Chúa Trời như: “Đó là điều không có gì lớn hơn để nghĩ ra.” Tiếp theo đó là cuộc tranh luận hiện hữu lớn hơn không hiện hữu và do đó quan niệm lớn nhất phải là những gì hiện hữu. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì Đức Chúa Trời không phải là quan niệm lớn nhất –
  2. Điều đó sẽ mâu thuẩn với định nghĩa Đức Chúa Trời. Thứ hai là cuộc tranh luận về cứu cánh luận. Cứu cánh luận cho rằng vì vũ trụ bày ra như một kiểu mẫu lạ lùng nên phải có một vị thần vẽ kiểu. Thí dụ: Nếu trái đất chỉ cần vài trăm dặm gần hoặc xa hơn mặt trời nó không có khả năng cung cấp nhiều sự sống như hiện có. Nếu những nguyên tố trong khí quyển chúng ta có điểm khác nhau vài phần trăm sự sống sẽ không còn. Thêm nữa từng phân tử của Prô–tê-in có một chuổi trong 10 lũy thừa 243. Một tế bào đơn được kết hợp bởi hàng triệu phân tử Prô-tê-in.
  3. Cuộc tranh luận hợp lý thứ ba về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là cuộc tranh luận về vũ trụ. Mọi tác động đều có nguyên nhân. Vũ trụ này và mọi điều ở trong nó là tác động. Phải có những điều gì đó là nguyên nhân cho những điều này trở nên hiện hữu. Cuối cùng thì phải có “Vô căn” để sắp đặt mọi thứ nguyên nhân cho mọi vật được hiện hữu. “Vô căn” đó là Đức Chúa Trời.
  4. Cuộc tranh luận thứ tư được biết là tranh luận về đạo đức. Xuyên suốt lịch sử mọi nền văn hóa đều có những hình thức luật lệ. Mọi người có ý thức đúng sai. Những kẻ giết người, nói dối, trộm cắp, vô đạo đức hầu hết đều bị từ chối khắp mọi nơi. Ý thức đúng sai này đến từ đâu? Nếu không phải từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

Bất chấp điều này, con người sẽ từ chối những kiến thức rõ ràng không thể chối cãi về Đức Chúa Trời và thay vào đó tin vào những lời nói dối như lời Kinh Thánh nói với chúng ta trong Rô Ma 1:25 “Vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời. A-men”. Kinh Thánh cũng cho biết rằng con người không có lý do gì để không tin vào Đức Chúa Trời. “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” (Rô Ma 1:20)
Con người nói họ không tin vào Đức Chúa Trời bởi vì “Không khoa học” hay vì “Không có bằng chứng”. Lý do thật sự là con người đã có lần được gặp mặt Đức Chúa Trời. Họ cũng phải thừa nhận rằng họ chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời và cần được sự tha thứ từ Đức Chúa Trời. (Rô Ma 3:23; 6:23) Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng ta với Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà không cần lo lắng về sự phán xét của Ngài đối với chúng ta. Tôi tin rằng tại sao sự tiến hóa mạnh mẽ bám vào nhiều lảnh vực trong xã hội chúng ta tạo nên một sự lựa chọn một trong hai là tin vào Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo. Đức Chúa Trời hiện hữu và cuối cùng thì mọi người biết Ngài hiện hữu. Sự kiện rất rõ là một số người cố gắng xông xáo không chứng minh về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời nhưng những hành động đó thực ra lại chứng minh sự hiện hữu của Ngài.
Cho phép tôi tranh luận lần cuối về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Làm sao tôi biết Đức Chúa Trời hiện hữu? Tôi biết Đức Chúa Trời hiện hữu vì tôi nói với Ngài mỗi ngày. Tôi không nghe rành rành Ngài trả lời cho tôi, nhưng tôi cảm giác Ngài đang hiện diện, tôi cảm thấy sự hướng dẫn của Ngài, tôi biết tình yêu của Ngài, tôi khao khát ân điển của Ngài. Những điều này đã xảy ra trong đời sống của tôi mà không có cách giải thích nào khác hơn là bởi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cứu vớt đời sống tôi quá kỳ diệu và đã thay đổi đời sống tôi mà tôi không thể giúp đỡ nhưng bày tỏ lòng biết ơn và ngợi khen sự hiện hữu của Ngài. Không một cuộc tranh luận nào lúc tranh luận hay sau đó mà không làm cho mọi người đạt được sự đầy đủ rõ ràng thuyết phục những ai từ chối. Cuối cùng, sự hiện hữu của Đức Chúa Trời phải nhờ đức tin chấp nhận (Hê-bơ-rơ 11:6). Đức tin vào Đức Chúa Trời không phải là một hành động liều lĩnh mù quáng trong bóng tối, nó là một bước an toàn vào một phòng sáng trưng nơi có 90% người đang đứng.