Phục Truyền

Câu hỏi 12: Kinh Thánh nói gì về việc so sánh giữa sáng tạo và tiến hóa?


Trả lời: Mục đích của câu trả lời này không phải để trình bày một luận cứ khoa học trong việc so sánh giữa sáng tạo và tiến hóa nhằm tạo ra tranh cãi. Đi tìm luận cứ khoa học cho việc sáng tạo so sánh hoặc chống lại sự tiến hóa, chúng tôi mạnh dạn khuyên bạn nên tìm câu trả lời trong Sáng thế ký và Viện Nghiên cứu Sáng tạo. Mục đích của bài viết này là để giải thích tại sao, theo Kinh Thánh, cuộc tranh luận so sánh sáng tạo và tiến hóa vẫn tồn tại. Rô-ma 1:25 tuyên bố “Vì họ đã đổi lẽ thật Ðức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Ðấng dựng nên, là Ðấng đáng khen ngợi đời đời! A-men.”
Một yếu tố then chốt trong cuộc tranh luận đó là phần lớn các nhà khoa học, những người tin vào sự tiến hóa, những người vô thần hay người theo học thuyết bất khả tri. Có một số người nắm giữ vài hình thức của học thuyết tiến hóa hữu thần và những người khác có quan điểm thần học về Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời tồn tại nhưng không có liên quan gì vào thế giới, và tiến trình của mọi việc theo cùng một bài bản tự nhiên). Có một số người thực sự trung thực xem xét những dữ liệu và đi đến kết luận rằng sự tiến hóa phù hợp tốt hơn với các dữ liệu. Tuy nhiên, số người đại diện này chiếm một tỷ lệ phần trăm không đáng kể của các nhà khoa học biện hộ cho tiến hóa. Phần lớn các nhà khoa học tiến hóa cho rằng cuộc sống tiến hóa hoàn toàn không có bất kỳ sự can thiệp của người cao hơn. Tiến hóa là do định nghĩa của khoa học tự nhiên.
Cho rằng chủ nghĩa vô thần là đúng, thì phải có một lời giải thích thêm, khác hơn là một Đấng sáng tạo – để làm sao cho vũ trụ và sự sống ra đời. Mặc dù niềm tin vào một số hình thức của sự tiến hóa có trước Charles Darwin, ông là người đầu tiên phát triển một mô hình có vẻ hợp lý cho quá trình lựa chọn quá trình tiến hóa tự nhiên. Darwin đã từng xác định mình là một Cơ Đốc nhân nhưng sau một số thảm họa đã xảy ra trong cuộc sống của ông, ông đã từ bỏ đức tin Cơ Đốc giáo và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Thuyết tiến hóa được phát sinh bởi một người vô thần. Mục tiêu của Darwin không phải bác bỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nhưng đó là một trong những kết quả cuối cùng của lý thuyết tiến hóa. Tiến hóa thuyết là một cánh tay đắc lực của chủ nghĩa vô thần. Các nhà khoa học tiến hóa có khả năng sẽ không thừa nhận rằng mục tiêu của họ là để cho một lời giải thích khác xen vào nguồn gốc của cuộc sống, bởi đó làm nền tảng cho chủ nghĩa vô thần, nhưng đối với Kinh Thánh, đó là lý do chính xác tại sao thuyết tiến hóa tồn tại.
Kinh Thánh nói với chúng ta, “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: “Chẳng có Đức Chúa Trời nào cả” (Thi Thiên 14:1; 53:1). Kinh Thánh cũng tuyên bố rằng mọi người không thể chữa mình vì lý do không tin vào Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa. ” Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” (Rô-ma 1:20). Theo Kinh Thánh bất cứ ai phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời đều là kẻ khờ dại. Tại sao nhiều người sẵn sàng chấp nhận rằng các nhà khoa học tiến hóa là người chuyển tải làm cho mất định kiến các dữ liệu khoa học trong đó có một số Cơ Đốc nhân? Theo Kinh Thánh, họ đều là những kẻ ngu dại! Ngu dại không phải là thiếu thông minh. Phần lớn các nhà khoa học tiến hóa đều thông minh sáng suốt. Sự ngu dại cho thấy họ không có khả năng áp dụng kiến thức phải lẻ. Châm ngôn 1:7 nói với chúng ta, “Kính sợ Chúa là khởi đầu sự tri thức, nhưng kẻ ngu dại coi thường sự khôn ngoan và lời khuyên dạy.”
Các nhà khoa học tiến hóa chế giễu sự sáng tạo hoặc khôn khéo vẽ ra là sự sáng tạo không khoa học và không xứng đáng xem xét theo khoa học. Trong việc cho cái gì đó được coi là khoa học, họ tranh luận, nó phải có khả năng được quan sát và thử nghiệm, nó phải có tính tự nhiên. Sự sáng tạo theo định nghĩa là “Siêu nhiên”. Đức Chúa Trời và siêu nhiên không thể quan sát hoặc thử nghiệm. (Vì vậy sự tranh luận kết luận) Sự sáng tạo và thiết kế thông minh không thể được xem là khoa học. Tất nhiên, tiến hóa không có thể quan sát thấy hoặc thử nghiệm, nhưng điều đó không thành vấn đề với những người theo thuyết tiến hóa. Kết quả là tất cả dữ liệu được lọc qua tưởng tượng trước, giả định trước, và lý thuyết tiền chấp nhận trước khi tiến hóa, mà không cần xem xét sự giải thích lần lượt.
Tuy nhiên, nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của cuộc sống không thể được thử nghiệm hoặc quan sát. Cả hai sáng tạo và sự tiến hóa là những hệ thống tôn giáo liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. Không có thể được kiểm tra bởi vì chúng ta không thể quay lại hàng tỷ (hoặc hàng ngàn) năm để thực hiện các nguồn gốc ban đầu của vũ trụ hay của cuộc sống trong vũ trụ. Các nhà khoa học tiến hóa từ chối sự sáng tạo trên cơ sở bắt buộc phải hợp lý như vậy họ cũng từ chối sự tiến hóa như là một lời giải thích khoa học về nguồn gốc ban đầu. Thuyết tiến hóa, ít nhất là trong sự liên quan đến nguồn gốc, không phù hợp với định nghĩa của “khoa học” hơn bất kỳ tạo vật nào. Thuyết tiến hóa được cho là lời giải thích duy nhất của nguồn gốc có thể được kiểm nghiệm, vì vậy nó là lý thuyết duy nhất về nguồn gốc có thể được coi là “khoa học”. Thật là điên rồ! Các nhà khoa học cổ xúy cho thuyết tiến hóa từ chối một lý thuyết chính đáng của những nguồn gốc mà không cần kiểm tra giá trị một cách trung thực, bởi vì nó không phù hợp với định nghĩa bất hợp lý của họ theo nghĩa hẹp của “khoa học.”
Nếu sáng tạo là thật, thì có một Đấng Tạo Hóa mà chúng ta chịu trách nhiệm. Thuyết tiến hóa là một công cụ hổ trợ cho chủ nghĩa vô thần. Thuyết tiến hóa cho người vô thần một cơ sở để giải thích làm thế nào có đời sống tồn tại tách khỏi Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa. Thuyết tiến hóa từ chối nhu cần cho một Thiên Chúa có liên quan trong vũ trụ. Thuyết tiến hóa là “lý thuyết sáng tạo” cho tôn giáo của chủ nghĩa vô thần. Theo Kinh Thánh, sự lựa chọn là rõ ràng. Chúng ta có thể tin vào Lời Đức Chúa Trời toàn năng và toàn tri của chúng ta, hoặc chúng ta có thể tin thành kiến bất hợp lý có tính “khoa học” của kẻ ngu dại giải thích.