Câu Hỏi Về Tin Lành

Câu hỏi 47: Kinh Thánh được cảm ứng có nghĩa là gì?

Trả lời: Khi người ta nói Kinh Thánh là sự cảm ứng, họ đề cập đến một thực tế là Đức Chúa Trời tuyệt diệu tác động đến các tác giả con người theo cách mà những gì họ đã viết là Lời Chúa rõ ràng. Trong nội dung của các sách Kinh Thánh, từ “cảm ứng” đơn giản chỉ có nghĩa là “Thiên Chúa-hà hơi” Cảm ứng có nghĩa là Kinh Thánh thật sự là Lời của Đức Chúa Trời và làm cho Kinh Thánh thống nhất tất cả các sách trong đó.
Trong khi có những quan điểm khác nhau phạm vi Kinh Thánh được cảm ứng, có thể không có nghi ngờ rằng chính Kinh Thánh tự tuyên bố rằng từng chữ trong từng phần của Kinh Thánh đến từ Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 2:12-13; II Ti-mô-thê 3 :16-17). Quan điểm này của Kinh Thánh thường được gọi là cảm ứng “nói tuyệt đối”. Điều đó có nghĩa là sự cảm ứng dành cho từng lời với chính họ (bằng miệng)-không chỉ là khái niệm hay ý tưởng – sự cảm ứng dành cho cho tất cả các phần của Kinh Thánh và tất cả các chủ đề chính của Kinh Thánh (tuyệt đối). Một số người tin rằng chỉ có một số phần của Kinh Thánh được cảm ứng hoặc chỉ có những suy nghĩ hoặc khái niệm liên quan đến tôn giáo được truyền cảm ứng, nhưng những quan điểm cảm ứng này sụp đỗ trước lời tuyên bố ngắn của Kinh Thánh về chính nó. Sự cảm ứng nói hoàn toàn là một đặc điểm chính yếu của Lời Đức Chúa Trời.
Mức độ cảm ứng có thể thấy rõ trong II Ti-mô-thê 3:16 “Cả Kinh thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết Ðức Chúa Trời đã cảm ứng cho tất cả các sách Kinh Thánh và mang lại lợi ích cho chúng ta. Không chỉ những phần của Kinh Thánh có liên quan đến giáo lý căn bản được truyền cảm ứng, nhưng mỗi chữ và mỗi lời từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền. Bởi vì nó đã được hà hơi từ Thiên Chúa, Kinh Thánh có thẩm quyền trên việc thành lập học thuyết giáo lý, và hiệu lực cho người giảng dạy làm sao ở trong mối quan hệ công chính với Thiên Chúa. Kinh Thánh công bố không chỉ được hà hơi từ Thiên Chúa, mà còn có khả năng siêu nhiên thay đổi chúng ta và làm cho chúng ta nên “trọn vẹn”. Chúng ta cần gì hơn nữa?
Câu Kinh Thánh khác liên quan với sự cảm ứng của Kinh Thánh là II Phi-e-rơ 1:21. Câu này giúp chúng ta hiểu rằng ngay cả khi Thiên Chúa dùng con người với cá tính riêng biệt của họ và những phong cách viết, Thiên Chúa tuyệt vời cảm ứng từng chữ họ đã viết. Chính Chúa Giê Su xác nhận lời cảm ứng tuyệt đối của Kinh Thánh khi Ngài nói: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.”(Ma-thi-ơ 5:17-18). Trong những câu này Chúa Giêsu củng cố sự chính xác của Kinh Thánh xuống đến từng chi tiết nhỏ nhất và dấu chấm câu nhẹ nhất, bởi vì đó là Lời Chúa rõ ràng.
Vì Kinh Thánh là lời cảm ứng của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể kết luận rằng chúng cũng vô ngộ và có thẩm quyền. Quan điểm đúng của Đức Chúa Trời sẽ dẫn chúng ta đến cái nhìn chính xác về Lời của Ngài. Bởi vì Thiên Chúa là tất cả-đầy quyền năng, hiểu biết tất cả, và hoàn toàn trọn vẹn Lời của Ngài sẽ rất tự nhiên có những đặc điểm như thế. Các câu tương tự thành lập sự cảm ứng của Kinh Thánh cũng tạo thành cả hai sự vô ngộ và có thẩm quyền. Không nghi ngờ gì Kinh Thánh là những gì công bố-không thể phủ nhận, có thẩm quyền, Lời của Đức Chúa Trời cho nhân loại.