CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Câu hỏi 85: Điều gì xảy ra sau khi chết?
Trả lời: Câu hỏi điều gì xảy ra sau khi chết có thể làm cho lúng túng. Kinh Thánh không nói rõ ràng về số phận của một người khi bước đến sự cuối cùng đời đời của họ. Kinh Thánh nói với chúng ta về thời khắc sau khi chết người ta được đưa lên thiên đàng hay xuống cõi địa ngục trên nền tảng người ấy có tin vào Chúa Giê Xu Christ là Cứu Chúa của họ. Đối với con cái Chúa, sau khi chết họ không còn hiện diện trong thân thể nhưng ở với Chúa.(II Cô-rinh-tô 5:6-8; Phi-líp 1:23) Đối với người không tin sau khi chết có nghĩa là hình phạt đời đời trong hỏa ngục (Lu-ca 16:22-23).
Đây là nơi chốn có thể làm cho lúng túng như là điều gì xảy ra sau khi chết. Khải Huyền 20:11-15 mô tả tất cả những người trong địa ngục bị ném vào trong hồ lửa. Khải Huyền 21-22 mô tả trời mới đất mới. Nơi đó dường như là nơi sống lại sau cùng vì vậy sau khi chết người ta được tạm trú trong thiên đàng hay địa ngục. Số phận đời đời của con người sẽ không thay đổi nhưng nơi chốn chính xác của số phận đời đời con người sẽ thay đổi. Vào một lúc đặc biệt sau khi chết con cái Chúa sẽ được đưa đến trời mới đất mới (Khải Huyền 21:1). Vào một lúc đặc biệt sau khi chết người không tin Chúa sẽ bị ném vào hồ lửa (Khải Huyền 20:11-15) Đây là số phận cuối cùng, đời đời của tất cả mọi người căn cứ vào toàn thể những gì người ta tin vào sự cứu rỗi duy nhất của Chúa Giê Xu Christ dành cho tội lỗi của họ.
Câu hỏi 86: Kinh Thánh có bảo đãm về sự sống đời đời?
Trả lời: Khi con người tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình họ được mang vao trong mối giao thông với Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời bảo đãm sự an ninh đời đời cho họ. Giu Đe câu 24 có chép: “Vả, nguyền Ðấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được” Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể giữ cho con cái Chúa khỏi sa ngã. Ngài nâng đỡ chúng ta trước sự hiện diện vinh hiển của Ngài. Sự an ninh đời đời của chúng ta là kết quả của việc Đức Chúa Trời gìn giữ chúng ta. Không phải do chúng ta cố gắng nắm giữ sự cứu rỗi của chính mình.
Đức Chúa Giê Xu Christ đã công bố: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Ðấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.” (Giăng 10:28-29b) Cả hai Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giê Xu đều nắm chặc chúng ta hoàn toàn trong tay Ngài. Ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự nắm chặc của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
Ê-phê-sô 4:30 nói với chúng ta con cái Chúa là những người “được đóng ấn cho đến ngày Cứu chuộc.” Nếu con cái Chúa không có sự an ninh đời đời thì dấu ấn không thật sự dành cho đến ngày Cứu chuộc, nhưng chỉ dành cho ngày tội lỗi, bội đạo hay vô tín. Giăng 3:15-16 nói với chúng ta bất cứ ai tin Chúa Giê Xu Christ đều được “Sự sống đời đời”. Nếu một người được hứa cho sự sống đời đời nhưng sau đó bị lấy mất. Trước hết nó sẽ không còn “Sự sống đời đời”. Nếu sự an ninh đời đời không có thật thì lời hứa về sự sống đời đời trong Kinh Thánh là một sự sai lầm.
Luận cứ mạnh mẽ nhất về sự an ninh đời đời là Rô Ma 8:38-39 “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Sự an ninh đời đời đặt nền tảng trên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho những người Ngài đã cứu chuộc tội. Sự an ninh đời đời được trả giá bởi huyết của Chúa Giê Xu Christ, lời hứa của Đức Chúa Cha và được đóng ấn bởi Đức Thánh Linh.
Câu hỏi 87: Quan điểm về sự tự tử của Cơ Đốc nhân là gì? Kinh Thánh nói gì về tự tử?
Trả lời: Đối với Kinh Thánh, cho dù một người có phạm hay không việc tự tử, những quyết định gì khiến người ấy được vào nước thiên đàng. Nếu một người không được cứu phạm vào việc tự tử, người ấy không làm gì cả vẫn phải đi vào hồ lửa. Dầu sao một người phạm tội tự tử cuối cùng phải đi vào địa ngục vì người ấy đã từ chối ơn cứu rỗi của Đấng Christ không phải chỉ vì phạm tội tự tử. Kinh Thánh ghi chép lại bốn trường hợp cụ thể về người phạm tội tự tử: Sau lơ (I Sa-mu-ên 31:4), A-hi-tô-phe (II Sa-mu-ên 17:23), Xim-ri (I Các vua 16:18), và Giu Đa (Ma-thi-ơ 27:5). Từng trường hợp tội hung ác, xấu xa và người đầy tội. Kinh Thánh xem phạm tội tự tử tương đương với tội giết người – Tội giết chính mình. Đức Chúa Trời là Đấng quyết định khi nào chết và chết thế nào. Đối với Kinh Thánh cướp lấy quyền sinh sát của Đức Chúa Trời là phạm thượng.
Kinh Thánh nói gì về một Cơ Đốc nhân phạm tội tự tử, tôi không tin một Cơ Đốc nhân phạm tội tự tử sẽ mất sự cứu rỗi và đi địa ngục. Kinh Thánh dạy ngay khi một người thật sự tin nhận Chúa Giê Xu Christ, người ấy được bảo đãm về sự sống đời đời (Giăng 3:16) Đối với Kinh Thánh, Cơ Đốc nhân có thể biết vượt xa bất kỳ sự nghi ngờ về việc họ có sự sống đời đời mà không có gì ngăn trở. “Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Ðức Chúa Trời.” (I Giăng 5:13) Không có bất cứ điều gì phân rẽ tình yêu của Đức Chúa Trời với Cơ Đốc nhân. “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” (Rô-ma 8:38,39) Nếu không có “một vật nào” có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời và ngay cả Cơ Đốc nhân phạm tội tự tử là “một vật cản” thì tội “tự tử” không thể phân rẽ tình yêu của Đức Chúa Trời với người đó. Đức Chúa Giê Xu đã chết thế cho tất cả tội lỗi của chúng ta. Và nếu một Cơ Đốc nhân thật lại phạm tội tự tử, trong giờ phút bị tấn công và sa sút về tinh thần, tội lỗi này vẫn được sự chết của Chúa Giê Xu thay thế.
Điều này không nói là tự tử không phải là tội nghiêm trọng chống lại với Đức Chúa Trời. Đối với Kinh Thánh, tự tử là tội giết người, là việc làm sai lầm. Tôi thật sự nghi ngờ một người nói mình có đức tin thành thật của một Cơ Đốc nhân nhưng lại tự tử. Không có tình trạng nào biện hộ cho một ai, đặc biệt là Cơ Đốc nhân tự hủy hoại đời sống mình. Cơ Đốc nhân được kêu gọi sống đời sống cho Đức Chúa Trời. Quyết định khi nào chết do Đức Chúa Trời và chỉ một mình Ngài. Có lẽ trường hợp tự tử được minh họa trong sách Ê-xơ-tê là một đường lối tốt. Tại xứ Ba Tư có một luật qui định bất cứ ai đến trước vua mà không được mời có thể bị chết trừ khi vua đưa vương trượng hướng về người ấy để tỏ ý tha thứ. Tự tử là việc bước tới ra mắt vua thay vì đợi cho đến khi vua triệu đến. Vị vua đã đưa vương trượng ra hướng về bạn ban cho bạn sự sống đời đời, nhưng điều này không có nghĩa là Ngài vui với bạn. Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 3:15 mặc dù không mô tả về tự tử nhưng có lẽ diễn đạt thật rõ về hình ảnh của một người đi đến chỗ tự tử: “Còn về phần người đó sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.”
Câu hỏi 88: Một lần được cứu luôn luôn được cứu?
Trả lời: Một lần được cứu thì người ấy luôn luôn được cứu phải không? Khi một người đến tin nhận Chúa là Cứu Chúa của mình họ đã được đem vào mối thông công với Đức Chúa Trời mà sự cứu rỗi được bão đãm cho đến đời đời. Một số trang Kinh Thánh đã công bố về sự thực này: Rô Ma 8:30 đã công bố “ Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết kể từ giây phút Đức Chúa Trời chọn lựa chúng ta, khi ấy chúng ta được đặt vào sự hiện diện vinh hiển của Ngài trong Thiên đàng. Không có gì ngăn cản con cái Chúa ngày được vinh hiển bởi vì mục đích của Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho việc ấy trong Thiên đàng. Một người một lần được bào chữa thì sự cứu chuộc của người ấy đã được bảo đãm. Người ấy yên tâm như là đã nhận vinh hiển trong Thiên đàng.
Phao Lô hỏi hai câu chủ yếu trong Rô Ma 8:33-34 “Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Ðức Chúa Trời? Ðức Chúa Trời là Ðấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Ðức Chúa Jêsus Christ là Ðấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Ðức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.” Ai sẽ chịu trách nhiệm chống lại sự lựa chọn của Đức Chúa Trời? Không một ai dám làm điều ấy bởi vì Đấng Christ là trạng sư của chúng ta. Ai sẽ kết án chúng ta? Không một ai hết vì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta là Người xét đoán. Chúng ta có cả hai trạng sư và Đấng xét đoán đều là Cứu Chúa của mình.
Con cái Chúa được sinh lại (tái sinh) khi họ tin (Giăng 3:3, Tít 3:5) Đối với một Cơ Đốc nhân mất sự cứu rỗi của mình vì người ấy là người chưa được tái sinh. Kinh Thánh không hề có bằng chứng nào về sự sinh lại có thể bị lấy mất. Đức Thánh Linh cư trú trong tất cả những người tin nhận Chúa (Giăng 14:17; Rô Ma 8:9) và báp têm tất cả con cái Chúa trong thân Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:13) Đối với một tín hữu trở nên mất ơn cứu rỗi vì người ấy không còn được Thánh Linh cư trú và đã bị tách rời khỏi thân Đấng Christ.
Giăng 3:15 nói rằng bất cứ ai tin vào Chúa Giê Xu Christ sẽ được sự sống đời đời. Nếu bạn tin Chúa hôm nay có được sự sống đời đời rồi ngày mai mất đi sự sống ấy thì đó đâu phải là sự sống đời đời. Vì thế nếu bạn mất sự cứu rỗi thì lời hứa về sự sống đời đời trong Kinh Thánh là một lỗi lầm. Để kết luận sự tranh cãi cuối cùng tôi nghĩ hãy để chính Kinh Thánh nói là tốt nhất. “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” (Rô Ma 8:38,39) Nên nhớ rằng Đức Chúa Trời đã cứu bạn cùng một cách như thế cũng như Đức Chúa Trời gìn giữ bạn như vậy. Một lần chúng ta được cứu luôn luôn chúng ta được cứu. Sự cứu rỗi của chúng ta là bằng chứng bảo đãm rõ ràng nhất về sự sống đời đời.
Câu hỏi 89: Điều quan trọng của phép Báp têm là gì?
Trả lời: Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo là bằng chứng bên ngoài thể hiện những gì diễn ra bên trong đời sống của tín hữu. Phép báp têm của Cơ Đốc giáo bày tỏ sự xác nhận về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ trong đời sống người tín hữu. Kinh Thánh công bố: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” (Rô-ma 6:3-4) Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo, hành động dìm mình xuống nước tượng trưng cho việc đồng chôn với Đấng Christ. Hành động ra khỏi nước tượng trưng cho sự sống lại với Đấng Christ.
Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo có hai yêu cầu cho người trước khi chịu Báp têm: (1) Người chịu phép Báp têm phải tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của mình. (2) Phải hiểu rỏ ý nghĩa của lễ Báp têm. Nếu một người tin Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của mình hiểu rỏ ý nghĩa của phép Báp têm là một bước vâng lời công khai tuyên bố niềm tin mình nơi Chúa và mong ước được chịu lễ Báp têm – Thế thì không có lý do gì ngăn cản một tín hữu chịu lễ Báp têm. Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo đơn giản là bước vâng phục, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào một Đấng duy nhất là Đấng Christ để được sự cứu rỗi. Phép Báp têm của Cơ Đốc giáo rất quan trọng vì là bước vâng lời, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào Đấng Christ và cam kết với Ngài trong việc xác nhận sự chết, chôn và sống lại.
Câu hỏi 90: Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời Ba ngôi?
Trả lời: Điều khó nhất về khái niệm của Cơ Đốc nhân về Đức Chúa Trời Ba ngôi là không có cách giải thích tương xứng. Đức Chúa Trời Ba ngôi là một khái niệm mà không thể dành cho bất kỳ một con người để hiểu biết đầy đủ để giải thích riêng lẻ. Đức Chúa Trời là một thân vị vỉ đại hơn chúng ta. Do đó chúng ta không nên đòi hỏi có thể hiểu biết đầy đủ về Ngài. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng dạy rằng cả Ba là một Đức Chúa Trời. Dầu cho chúng ta có thể hiểu một số sự kiện về mối liên hệ khác nhau trong thân vị Đức Chúa Trời Ba ngôi với từng thân vị một. Cuối cùng thì cũng không thể dùng trí óc loài người hiểu nổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không thực hay không có căn bản trong những lời dạy của Kinh thánh.
Khi học Kinh Thánh hãy giữ trong trí mình rằng từ “Đức Chúa Trời Ba ngôi” không sử dụng trong Kinh Thánh. Đây là một thuật ngữ mà được sử dụng để cố gắng diễn tả Đức Chúa Trời Ba ngôi hiệp một. Sự thật rằng cả ba thân vị đều cùng tồn tại, cùng vĩnh cữu đã cho thấy Đức Chúa Trời. Xin hiểu cho đây không phải là cách chỉ về ba Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Ba ngôi là một được nhận biết bởi Ba thân vị. Điều này không có gì là sai khi dùng thuật ngữ “Đức Chúa Trời Ba ngôi” cho dù từ ngữ này không tìm thấy trong Kinh Thánh. Từ ngữ “Đức Chúa Trời Ba ngôi” ngắn hơn khi phải nói “ Cả Ba cùng tồn tại, cả ba cùng vĩnh cửu cho thấy một Đức Chúa Trời”. Nếu sự trình bày này đối với bạn còn khó hiểu, hãy xem điều này: từ ngữ “ông nội” cũng không sử dụng trong Kinh Thánh. Tuy nhiên trong Kinh Thánh chúng ta biết có nhiều “ông nội”. Áp-ra-ham là ông nội của Gia Cốp. Vì thế đừng trì hoãn trong thuật ngữ “Đức Chúa Trời Ba ngôi”. Điều quan trọng thực sự là ý niệm về Đức Chúa Trời Ba ngôi được trình bày hiện hữu trong Kinh Thánh. Bằng những đường lối diễn dịch các câu Kinh Thánh đưa ra những sự thảo luận về Đức Chúa Trời Ba ngôi.
1. Có một Đức Chúa Trời: Phục truyền luật lệ ký 6:4; 1 Cô-rinh-tô 8:4; Ga-la-ti 3:20; I Ti-mô-thê 2:5.
2. Đức Chúa Trời Ba ngôi gồm có ba thân vị. Sáng thế ký 1:1; 1:26; 3:22; 11:7; Ê-sai 6:8; 48:16; 61:1; Ma-thi-ơ 3:16-17; Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14. Về kiến thức chữ Hê-bơ-rơ của một vài câu Kinh Thánh giúp đỡ hữu ích: Trong Sáng thế ký 1:1 danh từ Ê-Lô-Him số nhiều được sử dụng. Trong Sáng thế ký 1:26; 3:22; 11:7 và Ê-sai 6:8, đại danh từ số nhiều “Chúng ta” được sử dụng. Không cần phải hỏi từ vựng “Ê-Lô-Him” và “Chúng ta” được xem như là nhiều hơn hai. Trong anh văn chỉ có hai hình thức số ít và số nhiều. Trong ngôn ngữ Hê-bơ-rơ có ba hình thức số ít cặp đôi và số nhiều. Cặp đôi chỉ dùng cho hai. Trong tiếng Hê-bơ-rơ cặp đôi là hình thức dùng để chỉ so sánh từng đôi như là cặp mắt, đôi tay và hai lỗ tai. Từ Ê-Lô-Him và đại danh từ “Chúng ta” là hình thức số nhiều chỉ định nhiều hơn hai – và được xem như là ba hoặc nhiều hơn (Cha, Con, Thánh Linh).
Trong Ê-Sai 48:16 và 61:1 Đức Chúa Con nói trong lúc chuyển đến Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh. So sánh Ê-sai 61:1 với Lu-ca 4:14-19 để thấy Đức Chúa Con đang nói. Ma-thi-ơ 3:16-17 diễn tả sự kiện phép Báp têm của Chúa Giê Xu. Thấy rõ Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng xuống Đức Chúa Con trong lúc Đức Chúa Cha công bố sự hài lòng về Đức Chúa Con. Ma-thi-ơ 28:19 và II Cô-rinh-tô 13:14 là thí dụ về Ba thân vị phân biệt trong Ba ngôi Đức Chúa Trời.
3. Các thân vị trong Ba ngôi Đức Chúa Trời được phân biệt từng vị một trong nhiều chỗ trong Kinh Thánh. Trong Cựu Ước từ “CHÚA” phân biệt với từ “Chúa” bình thường (Sáng thế ký 19:24; Ô-sê 1:4) Cứu Chúa là Đức Chúa Con (Thi Thiên 2:7, 12; Châm ngôn 30:2-4) Đức Thánh Linh được phân biệt với “CHÚA” (Dân số ký 27:18) và Đức Chúa Trời (Thi Thiên 51:10-12) Đức Chúa Con được phân biệt với Đức Chúa Cha (Thi Thiên 45:6-7; Hê-bơ-rơ 1:8-9) Trong Tân Ước Giăng 14:16-17 Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha về việc xin sai Đấng giúp đỡ là Đức Thánh Linh. Điều này cho thấy Chúa Giê Xu không xem chính Ngài là Đức Chúa Cha hay là Chúa Thánh Linh. Cũng xem xét tất cả các lần khác trong Phúc Âm Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha. Có phải Ngài tự nói với chính mình không? Không. Ngài nói với một thân vị khác trong Ba ngôi – Đức Chúa Cha.
4. Mỗi thân vị trong Ba ngôi là Đức Chúa Trời: Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời ( Giăng 6:27; Rô Ma 1:7; I Phi-e-rơ 1:2.) Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời ( Giăng 1:1, 14; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 2:9; Hê-bơ-rơ 1:8; I Giăng 5:20.) Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời ( Giăng 1:1, 14; Rô Ma 9:5; Cô-lô-se 2:9; Hê-bơ-rơ 1:8; I Giăng 5:20.) Đấng thường trú trong đời sống là Đức Thánh Linh Rô Ma 8:9; Giăng 14:16-17; Công vụ 2:1-4).
5. Sự lệ thuộc trong Ba ngôi Đức Chúa Trời: Kinh Thánh cho thấy Đức Thánh Linh lệ thuộc với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Đức Chúa Con lệ thuộc với Đức Chúa Cha, đây là mối liên hệ nội tại và không làm mất đi thần tánh của bất kỳ thân vị nào trong Ba ngôi. Đây là đơn giản lỉnh vực tâm trí hữu hạn của chúng ta trong khi hiểu biết về Đức Chúa Trời vô hạn. Quan tâm về Đức Chúa Con xin xem Lu-ca 22:42; Giăng 5:36; Giăng 20:21; I Giăng 4:14. Quan tâm về Đức Thánh Linh xin xem Giăng 14:16; 14:26; 15:26; 16:7 và đặc biệc Giăng 16:13-14.
6. Công tác của từng thân vị trong Ba ngôi: Đức Chúa Cha là nguồn tối thượng hay là căn nguyên của 1) Vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Khải Huyền 4:11) 2) Khải thị thần tính ( Khải Huyền 1:1) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:16-17) 4) Những công việc con người của Chúa Giê Xu (Giăng 5:17 và 14:10) Đức Chúa Cha khởi đầu tất cả các công việc này.
Đức Chúa Con là thân vị thông qua Đức Chúa Cha làm các công việc như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Giăng 1:3; Cô-lô-se 1:16-17) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 1:1; Ma-thi-ơ 11:27; Giăng 16:12-15; Khải Huyền 1:1) và 3) Cứu rỗi ( II Cô-rinh-tô 5:19; Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 4:42) Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này xuyên qua Đức Chúa Con, với chức năng như là tác nhân của Ngài.
Đức Thánh Linh là phương tiện mà Đức Chúa Cha thực hiện các công tác như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ ( Sáng thế ký 1:2; Gióp 26:13; Thi Thiên 104:30) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 16:12-15; Ê-phê-sô 3:5; II Phi-e-rơ 1:21) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:6; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:2) 4) Các công tác của Chúa Giê Xu ( Ê-sai 61:1; Công vụ 10:38). Bởi vậy Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này bởi quyền năng Đức Thánh Linh.
Không có minh họa phổ biến nào diễn tả hoàn toàn chính xác về Ba ngôi: quả trứng (hay trái táo) không đủ trong đó những thành phần vỏ, lòng trắng, lòng đỏ không phải là quả trứng. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh không phải là các phần của Đức Chúa Trời nhưng mỗi thân vị là Đức Chúa Trời. Nước được dùng để minh họa tốt hơn nhưng vẫn chưa đủ diễn tả thỏa đáng về Ba ngôi. Nước có các hình thức chất lỏng, hơi và chất rắn. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh không phải là hình thức của Đức Chúa Trời nhưng mỗi thân vị là Đức Chúa Trời. Như thế những minh họa cho chúng ta một bức tranh về Ba ngôi nhưng bức tranh không hoàn toàn chính xác. Đức Chúa Trời vô hạn không thể diễn tả đầy đủ bằng sự giải thích hữu hạn. Thay vì tập trung vào Ba ngôi chúng ta cố gắng tập trung vào sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và lý tánh vô hạn cao cả của Ngài. “ Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? Rô Ma 11:33-34.
Câu hỏi 91: Kinh Thánh nói gì về việc dâng phần mười?
Trả lời: Dâng phần mười là vấn đề có nhiều con cái Chúa tranh cãi. Trong nhiều nhà thờ việc dâng phần mười không được nhấn mạnh. Trong thời điểm như thế nhiều Cơ Đốc nhân từ chối phục tùng lời kêu gọi trong Kinh Thánh về việc dâng hiến cho Chúa. Dâng phần mười, tặng cho là một niềm vui, một ơn phước của Chúa. Điều đó hiếm khi là việc buồn bả trong Hội Thánh ngày nay.
Dâng phần mười là khái niệm trong thời Cựu Ước. Dâng phần mười là đòi hỏi của luật pháp Y-sơ-ra-ên. Tất cả dân chúng đều phải dâng một phần mười những gì kiếm được và phát triển đền tạm. (Lê-vi-ký 27:30; Dân-số-ký 18:26; Phục-truyền 14:24; II Sử ký 31:5) Một số người hiểu rằng dâng phần mười như là cách thu thuế để cung cấp những nhu cầu cho các thầy tế lễ và những người Lê Vi trong việc phục vụ tế lễ. Không có chỗ nào trong Tân Ước truyền lệnh này ngay cả cũng không có lệnh nào phải nộp phần mười hợp lệ. Phao Lô có nhắc khuyên các tín hữu nên để dành riêng ra một phần thu nhập của mình để giúp đỡ cho Hội Thánh.(I Cô-rinh-tô 16:1-2).
Không có chỗ nào trong Tân Ước qui định bao nhiêu phần trăm phải biệt riêng ra, nhưng chỉ nói tùy theo khả năng của mỗi người. (I Cô-rinh-tô 16:2) Hội Thánh Cơ Đốc giáo đã rút ra căn bản 10% từ một phần mười trong Cựu Ước để đề nghị số tiền dâng hiến tối thiểu cho các tín hữu. Tuy nhiên Cơ Đốc nhân không nên cảm thấy như bị bắt buộc phải luôn luôn dâng phần mười. Họ nên dâng hiến như khả năng có được trong việc trích ra thu nhập của mình. Có nghĩa là đôi khi có thể nhiều hơn phần mười cũng như đôi lúc ít hơn phần mười. Sự dâng hiến này tùy theo khả năng của tín hữu cũng như nhu cầu của Hội Thánh. Mỗi con cái Chúa nên siêng năng cầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan trong việc chấp nhận dâng hiến bao nhiêu (Gia cơ 1:5) “Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Ðức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng.” (II Cô-rinh-tô 9:7)
Câu hỏi 92: Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?
Trả lời: Luật pháp Cựu Ước truyền lệnh dân Y-sơ-ra-ên không được kết hôn ngoại chủng (Phục truyền 7:3-4) Lý do của điều này là vì dân Y-sơ-ra-ên có thể bị dẫn dắt lạc hướng khỏi Đức Chúa Trời nếu họ kết hôn với người ngoại chủng thờ hình tượng hoặc ngoại đạo. Một luật quen thuộc trong Tân Ước đưa ra nhưng với những mức độ khác nhau là: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14) Đúng với dân Y-sơ-ra-ên (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới gã với người ngoại đạo vì vậy Cơ Đốc nhân (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới gã với người ngoại đạo. Để trả lời cụ thể cho câu hỏi này, không, Kinh Thánh không hề nói hôn nhân ngoại chủng là sai.
Một người không thể bị phán xét vì màu da nhưng vì nhân cách. Tất cả chúng ta cẩn thận không nên thiên vị về điều gì với những người khác hoặc vì thành kiến hay vì chủng tộc.( Gia Cơ 2:1-10) Đặc biệt câu 1 và câu 9. Tiêu chuẩn của Cơ Đốc giáo về một người nam và một người nữ lựa chọn bạn đời với nhau luôn luôn được cho thấy phải là một Cơ Đốc nhân (II Cô-rinh-tô 6:14) là người được tái sinh bởi đức tin vào Chúa Giê Xu Christ (Giăng 3:3-5) Sự chọn lựa vợ chồng theo tiêu chuẩn Kinh Thánh là bởi đức tin vào Đấng Christ không phải bởi màu da. Hôn nhân ngoại chủng không phải là vấn đề đúng hay sai nhưng là sự khôn ngoan, sáng suốt và cầu nguyện.
Chỉ có một lý do cần xem xét cẩn thận trong việc kết hôn ngoại chủng là vì sự khó khăn trong việc hòa hợp chủng tộc của hai vợ chồng phải trải qua để cho những người khác có đủ thời gian chấp nhận họ. Nhiều cặp vợ chồng trải qua những sự phân biệt chủng tộc hay nhạo báng, đôi khi ngay cả từ chính gia đình của họ. Một số vợ chồng ngoại chủng trải qua những khó khăn về màu da của con cái họ khác với màu da của cha mẹ. Một đôi không cùng chủng tộc nên rút ra những điều này để xem xét và chuẩn bị cho quyết định kết hôn của họ. Một lần nữa Kinh Thánh chỉ hạn chế người Cơ Đốc trong việc liên quan đến hôn nhân vì cớ thành viên kia có phải là thân thể của Đấng Christ hay không.
Câu hỏi 93: Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?
Trả lời: Trước hết không có vấn đề xem việc ly dị để đánh giá người ta, điều quan trọng là phải ghi nhớ lời Kinh Thánh được chép trong Ma-la-chi 2:16a “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ.” Đối với Kinh Thánh chương trình của Đức Chúa Trời trong hôn nhân là sự cam kết suốt cuộc đời. “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6) Đức Chúa Trời nhận ra rằng từ khi kết hợp hai con người tội lỗi vào với nhau thì sự ly dị sẽ xảy ra. Trong Cựu Ước Đức Chúa Trời đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền ly dị đặc biệt đối với phụ nữ. (Phục Truyền 24:1-4) Đức Chúa Giê Xu đã chỉ ra những luật đã ban cho không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy nhưng vì lòng cứng cõi của con người. (Ma-thi-ơ 19:8)
Cuộc khảo sát qua việc ly dị và tái hôn dựa trên những lời phán của Chúa Giê Xu được cho phép ghi lại trong Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 5:32 và 19:9. Từ ngữ: “Trừ ra sự phản bội hôn ước” là điều được Đức Chúa Trời cho phép duy nhất trong Kinh Thánh về sự ly dị hay tái hôn. Nhiều dịch giả đã hiểu mệnh đề ngoại trừ này như là sự ám chỉ tình trạng phản bội hôn ước trong thời kỳ hứa hôn. Trong phong tục của người Do Thái, người đàn ông và đàn bà được xem là kết hôn ngay trong thời kỳ hứa hôn. Sự vô đạo đức trong thời gian hứa hôn này là ly dị được xem là lý do có giá trị duy nhất.
Tuy nhiên từ ngữ Hi Lạp dịch là “Sự phản bội hôn ước” là từ ngữ có thể hiểu bất kỳ hình thức vô đạo đức nào về tình dục. Nó có nghĩa là sự gian dâm, buôn hương bán phấn, ngoại tình.v.v…Chúa Giê Xu có lẻ nói về được phép ly dị nếu phạm tội vô đạo đức tính dục. Quan hệ tình dục như là phần trọn vẹn của mối dây hôn nhân “hai người sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2:24; Ma-thi-ơ 19:5; Ê-phê-sô 5:31). Vì vậy việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân phá hủy mối dây ràng buộc nên có thể là lý do được phép ly dị. Nếu vậy Chúa Giê Xu cũng cho phép việc tái hôn trong ý tưởng của đoạn văn này. Đoạn văn “ và kết hôn với những người khác.” (Ma-thi-ơ 19:9) cho thấy việc ly dị và tái kết hôn là được phép trong ví dụ về mệnh đề ngoại trừ. Dù ra sao nó được diễn giải như vậy. Chú ý quan trọng là chỉ có nhóm người vô tội mới được phép tái kết hôn. Mặc dầu không được nói đến trong nội dung sự cho phép tái kết hôn sau khi ly dị là ơn thương xót của Đức Chúa Trời dành cho những người bị tội lỗi tấn công không phải dành cho những người phạm tội vô đạo đức về tình dục. Có lẻ ví dụ chỗ “những kẻ phạm tội” được tái kết hôn không phải là khái niệm được dạy trong đoạn này.
Một số hiểu biết trong I Cô-rinh-tô 7:15 như là trường hợp ngoại lệ khác cho phép tái kết hôn nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa ly dị một người tin Chúa. Tuy nhiên nội dung không nói đến việc tái kết hôn nhưng chỉ đề cập đến một người tin Chúa không bị ràng buộc trong hôn nhân nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa muốn để bỏ. Những trường hợp khác công bố lý do chính đáng cho phép ly dị là việc lăng nhục, sỉ vả vợ, chồng hay con cái mặc dầu không có liệt kê trong Kinh Thánh. Trong khi đây là những trường hợp phải lẽ thì tốt nhất là đừng cho rằng phải dựa trên lời của Đức Chúa Trời.
Đôi khi những người hư mất phản bác dựa trên những trường hợp ngoại lệ cho rằng dầu sao ý nghĩa của việc “phản bội hôn ước” được cho phép ly dị nhưng đừng đòi hỏi ly dị. Ngay cả trong trường hợp phạm tội tà dâm nhưng qua ân điển của Đức Chúa Trời họ học được sự tha thứ và bắt đầu tái lập lại hôn nhân của họ. Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta nhiều hơn. Chắc chắn chúng ta có thể theo gương mẫu của Ngài ngay cả tha thứ cho người phạm tội tà dâm.(Ê-phê-sô 4:32) Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người chồng hoặc vợ không ăn năn mà cứ tiếp tục phạm tội tình dục thì câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 19:9 có thể được áp dụng. Cũng có nhiều trường hợp sau khi ly dị người ta tái kết hôn quá nhanh trong khi có thể Đức Chúa Trời muốn họ sống độc thân. Đôi lúc Đức Chúa Trời kêu gọi một người phải sống độc thân để sự tập trung của họ không bị phân tán. (I Cô-rinh-tô 7:32-35) Tái kết hôn sau khi ly dị là sự chọn lựa trong một số hoàn cảnh nhưng điều đó không có nghĩa là sự chọn lựa bắt buộc.
Thật đau buồn về tỷ lệ ly dị trong vòng những người tự cho mình là Cơ Đốc nhân cao gần như là thế giới ngoại đạo. Kinh Thánh cho thấy rất rõ ràng về việc Đức Chúa Trời ghét sự ly dị (Ma-la-chi 2:16) Sự giải hòa và sự tha thứ nên được quan tâm trong đời sống Cơ Đốc nhân. (Lu-ca 11:4 và Ê-phê-sô 4:32) Tuy nhiên Đức Chúa Trời biết rằng việc ly dị vẫn xảy ra ngay cả trong vòng con cái Chúa. Một tín hữu ly dị hoặc tái kết hôn không nên cảm giác Chúa yêu mình giảm đi. Ngay cả nếu việc ly dị hay tái hôn của họ không nằm trong trường hợp ngoại lệ của Ma-thi-ơ 19:9. Đức Chúa Trời thường sử dụng sự không vâng theo tội lỗi của các Cơ Đốc nhân để làm thành công việc lớn lao của Ngài.
Câu hỏi 94: Phụ nữ có nên phục vụ như là Mục sư, Truyền đạo? Kinh Thánh nói gì về phụ nữ làm mục vụ?
Trả lời: Có lẻ không có vấn đề gì gây tranh cãi trong Hội Thánh ngày nay bằng vấn đề phụ nữ có được làm mục sư, truyền đạo trong công tác mục vụ? Như là kết luận, vấn đề này rất quan trọng đừng xem như là vấn đề đối kháng giữa người nam và nữ. Có những phụ nữ tin rằng phụ nữ không nên phục vụ như là Mục sư, và Kinh Thánh làm cho phụ nữ bị ngăn trở trong công tác mục vụ. Và có những người đàn ông tin phụ nữ có thể phục vụ như nhà truyền giáo và không có sự ngăn cấm nào cho phụ nữ trong công tác mục vụ. Trong điều này không có vấn đề phân biệt hay cuồng tín, nhưng là vấn đề thực hiện theo lời Kinh Thánh.
I Ti-mô-thê 2:11-12 cho biết: “Ðàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng.” Trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời chỉ định vai trò đàn ông và đàn bà khác nhau. Đây là kết quả của đường lối tạo dựng nên loài người. (I Ti-mô-thê 2:13) và cách tội lỗi vào trong thế gian (II Ti-mô-thê 2:14) Đức Chúa Trời qua các thư tín của sứ đồ Phao Lô ngăn cấm đàn bà không được phục vụ trong vai trò của việc dạy dỗ thuộc linh vượt trên quyền của đàn ông.
Có nhiều sự phản đối trong việc phụ nữ làm mục vụ hay nữ mục sư. Quan điểm thông thường là Phao Lô ngăn cấm phụ nữ không được dạy dỗ bởi vì trong thế kỷ thứ nhất phụ nữ thuộc thành phần không được học hành. Tuy nhiên I Ti-mô-thê 2:11-14 không nơi nào chú ý đến tình trạng giáo dục. Nếu giáo dục là một phẩm chất của mục vụ, phần lớn các môn đồ của Chúa Giê Xu hình như không có điều kiện này. Sự phản đối thông thường thứ hai là Phao Lô chỉ ngăn cấm phụ nữ Ê-phê-sô trong sự dạy dỗ (Phao Lô đã viết thư Ti-mô-thê cho Ti-mô-thê mục sư của Hội Thánh Ê-phê-sô) Thành phố Ê-phê-sô nổi tiếng vì có đền thờ Atemis, nữ thần Hi Lạp – La Mã. Những phụ nữ có quyền hành trong sự thờ phượng của đền thờ Atemis. Tuy nhiên trong thư Ti-mô-thê không có chỗ nào đề cập đến thần Atemis, cũng không nói lý do Phao Lô ngăn cản phụ nữ dạy dỗ vì cớ sự thờ phượng Atemis I Ti-mô-thê 2:11-12.
Sự phản đối thông thường thứ ba là vì Phao Lô chỉ xem xét chồng và vợ, không phải đàn ông và đàn bà chung chung. Những từ ngữ Hi Lạp trong I Ti-mô-thê 2:11-14 có thể xem là những ông chồng và những bà vợ. Tuy nhiên nghĩa căn bản của những từ này là đàn ông và đàn bà. Hơn nữa những từ ngữ như thế trong Hi Lạp được dùng trong những câu 8-10. Có phải chỉ những người chồng giơ tay thánh lên trong khi cầu nguyện không có giận dữ và tranh cãi chăng? (Câu 8) Phải chăng chỉ có những bà vợ ăn mặc nhu mì, làm việc thiện, và thờ phượng Đức Chúa Trời? (Câu 9-10) Dĩ nhiên là không? Những câu 8-10 rõ ràng cho thấy những người đàn ông và những người đàn bà tổng quát không chỉ chồng và vợ. Trong nội dung thư tín không có gì cho thấy chuyển đổi ý nghĩa thành chồng và vợ trong những câu 11-14.
Tuy nhiên sự phản đối thường xuyên cho việc phụ nữ làm mục vụ, phụ nữ làm mục sư được sáng tỏ trong mối liên hệ với Mi-ri-am, Hun-da, Bê-rit-sin, Phê-bê.v.v… Những phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong Kinh Thánh. Sự phản đối này không ghi lại những yếu tố quan trọng. Trong mối liên hệ với Đê-Bô-Ra, bà là nữ quan xét duy nhất trong 13 nam quan xét. Trong mối liên hệ của Hun-Đa, bà là nữ tiên tri duy nhất trong số nhiều nam tiên tri ghi trong Kinh Thánh. Mi-ri-am kết nối với vai trò lãnh đạo duy nhất bởi vì bà là em gái của Môi se và A-rôn. Hai phụ nữ lỗi lạc nhất trong thời kỳ các vua là A-Tha-Li và Giê-sa-bên, hai người nữ lãnh đạo ác độc của tà thần.
Trong sách Công vụ các sứ đồ đoạn 18, Bê-rít-sin và A-qui-la được xem là những nhà truyền giáo trung thành cho Đấng Christ. Tên của Bê-rít-sin được chú ý trước nhất như cho thấy bà là người truyền giáo nổi bật hơn chồng bà. Tuy nhiên không có chỗ nào mô tả Bê-rít-sin như là một thành viên trong công cuộc truyền giáo để làm cho mâu thuẩn với I Ti-mô-thê 2:11-14. Bê-rít-sin và A-qui-la đã đem A-bô-lô vào nhà của họ, cả hai nhận ông làm môn đồ và giải thích lời Chúa cho ông cách chính xác hơn (Công vụ 18:26).
Trong Rô Ma 16:1, ngay cả nếu Phê-bê được xem là một “nữ chấp sự” thay vì là một “tôi tớ” điều đó cũng không cho thấy bà là một thầy giáo trong Hội Thánh. Một trưởng lão có thể dạy dỗ nhưng một chấp sự thì không. (1 Ti-mô-thê 3:1-13; Tít 1:6-9) Trưởng Lão, Giám mục, chấp sự được cho biết “Chồng của chỉ một vợ mà thôi” “Người có con cái tin kính” “Người đáng tôn trọng”. Hơn nữa trong I Ti-mô-thê 3:1-13 dùng đại danh từ giống đực để nói về các Trưởng Lão, Giám mục, Chấp sự.
Trong cấu trúc của I Ti-mô-thê 2:11-14 làm cho lý do trở nên thật rõ ràng. Câu 13 bắt đầu “Vì” và đưa ra “nguyên nhân” tình trạng mà Phao Lô đề cập đến trong các câu 11-12. Tại sao phụ nữ không được dạy dỗ và không có quyền trên đàn ông. Bởi vì A-Đam đã được tạo dựng đầu tiên rồi mới đến Ê-Va, và ông không phải là người bị lừa gạt nhưng là Ê-Va. Đó là lý do Đức Chúa Trời tạo nên A-Đam rồi sau đó mới tạo nên Ê-Va để giúp đỡ cho A-Đam. Đây là sự sắp đặt của tạo hóa cho toàn thể nhân loại trong gia đình (Ê-phê-sô 5:22-23) và Hội Thánh. Sự kiện bà Ê va bị lừa dối cũng được xem như là một lý do để phụ nữ không được hầu việc Chúa như một vị Mục sư, cũng không có quyền thiêng liêng trên đàn ông.Theo sự hướng dẫn này một số người tin rằng phụ nữ không nên dạy dỗ bởi vì họ dễ dàng bị lừa gạt. Khái niệm đó có thể gây tranh luận…Nếu như phụ nữ dễ bị lừa gạt tại sao họ được phép dạy dỗ trẻ em (Những đứa trẻ dễ bị lừa dối) hay những phụ nữ khác (là những người giả dụ rằng dễ bị lừa dối hơn)? Đó không phải là những gì nội dung nói đến. Đàn bà không được dạy dỗ cũng như không được cầm quyền trên đàn ông vì Ê-Va đã bị lừa dối. Như là kết quả, Đức Chúa Trời cho phép đàn ông được quyền ưu tiên dạy dỗ trong Hội Thánh.
Phụ nữ được những ân tứ trội hơn về lòng hiếu khách, tính nhân ái, dạy dỗ và giúp đỡ. Nhiều công tác mục vụ trong Hội Thánh tùy thuộc vào phụ nữ. Phụ nữ trong Hội Thánh không bị ngăn cấm trong việc cầu nguyện trước đám đông hay nói tiên tri (I Cô-rinh-tô 11:5) Kinh Thánh không có chỗ nào ngăn cản phụ nữ khỏi việc thực hành các ân tứ của Đức Thánh Linh (I Cô-rinh-tô đoạn 12) Nhiều phụ nữ cũng như đàn ông được kêu gọi làm nhà truyền giáo cho người khác, được bày tỏ bởi những bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22) và loan báo phúc âm cho người hư mất (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8; I Phi-e-rơ 3:15).
Đức Chúa Trời đã qui định chỉ có những người nam mới có quyền dạy dỗ những việc thuộc linh trong Hội Thánh. Điều đó không phải vì những người đàn ông cần thiết hơn các giáo viên hay bởi vì những người đàn bà là thuộc cấp hay kém thông minh hơn. Đơn giản là vì Đức Chúa Trời đã hoạch định chức năng trong Hội Thánh. Đàn ông được đặt như là tấm gương về lảnh đạo thuộc linh – trong đời sống cũng như xuyên qua lời nói của họ. Phụ nữ thì nhận vai trò ít quyền hạn hơn. Phụ nữ được khuyến khích dạy dỗ cho những phụ nữ khác (Tít 2:3-5) Kinh Thánh cũng không ngăn trở phụ nữ dạy dỗ trẻ con. Chỉ có việc dạy dỗ hay cầm quyền trên đàn ông là bị ngăn cấm. Điều hợp lý này bao gồm cả việc làm Mục sư, truyền đạo của phụ nữ. Điều này không làm cho phụ nữ kém quan trọng hơn bởi bất kỳ ý nghĩa nào, nhưng tốt hơn là giúp họ tập trung vào những công tác mục vụ thích hợp với ân tứ của Chúa ban cho.
Câu hỏi 95: Tại sao tôi đừng phạm tự tử? Những lý do gì Kinh Thánh đưa ra đừng phạm tự tử?
Trả lời: Lòng tôi đau xót về những người suy nghĩ tự tử để kết thúc cuộc sống họ. Nếu điều đó đúng với bạn ngay bây giờ, câu trả lời có thể nói nhiều xúc động về cảm giác thất vọng và tuyệt vọng. Bạn có cảm giác như đang ở dưới đáy hố sâu thẳm và bạn nghi ngờ tia hi vọng cuối cùng về những gì làm cho tốt hơn. Dường như không một ai quan tâm hay hiểu bạn đang từ đâu đến. Cuộc sống không đáng để sống…hay nó là gì?
Những xúc động làm suy nhược đã từng trãi với nhiều người, nhiều thời gian, và trong những hoàn cảnh khác nhau. Những câu hỏi đến với ý nghỉ tôi khi tôi ở trong vực sâu của cảm xúc là: “Điều này có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, ai đã gây ra cho tôi?” “Đức Chúa Trời có quá ngắn tay để cứu giúp tôi?” “Có phải những nan đề của tôi quá lớn đối với Ngài?”
Tôi thật hạnh phúc để nói với bạn rằng nếu bạn dành ra một ít phút xem xét đặt để Đức Chúa Trời chân thật ngự vào đời sống của bạn ngay bây giờ Ngài sẽ chứng minh cho bạn thấy Ngài thật lớn như thế nào! “Vì không có việc gì khó cho Đức Chúa Trời.” (Lu-ca 1:37) Có lẽ vết thương lòng bạn từ nỗi đau quá khứ do hậu quả là ý thức bị từ chối không chống lại được hoặc bị ruồng bỏ. Điều đó có thể đưa đến sự tự thương hại, tức giận, cay đắng, ý nghĩ căm thù hoặc tìm cách trả thù, những nỗi sợ làm hao mòn sức khỏe.v.v…Những điều đó gây ra vấn đề trong hầu hết những mối quan hệ quan trọng nhất của bạn. Tuy nhiên tự tử chỉ phục vụ sự hủy phá tình yêu những người mà bạn không bao giờ có ý định làm cho đau khổ. Những vết thương lòng dễ xúc động sẽ còn để lại trong quãng đời còn lại.
Tại sao đừng tự tử? Bạn thân mến, không có điều gì quá tệ trong đời sống bạn đâu. Có một Thiên Chúa yêu thương đang chờ đợi bạn, Ngài dẫn dắt bạn đi xuyên qua đường hầm thất vọng để ra ngoài chỗ sáng kỳ diệu. Ngài là nguồn hi vọng chắc chắn của bạn. Tên Ngài là Giê Xu.
Chúa Giê Xu là Đấng vô tội con Đức Chúa Trời nhận biết bạn trong lúc bạn bị từ chối và bị sỉ nhục. Tiên tri Ê-Sai đã viết về Ngài: “Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dáng, chẳng có sự đẹp đẽ; Khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buốn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy:Đức Giê Hô Va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê-Sai 53:2-6)
Bạn thân mến, tất cả những điều này Chúa Giê Xu Christ đã cam chịu để cho tội của bạn được tha thứ. Bất cứ sức nặng nào của tội lỗi mà bạn đang mang quanh bạn, hãy biết rằng Chúa Giê Xu sẽ tha thứ cho bạn, nếu bạn khiêm nhường ăn năn (Quay lưng khỏi tội chạy đến với Đức Chúa Trời) “Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng ta: Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen ta.” (Thi Thiên 50:15) Không có điều gì bạn từng làm quá xấu để Chúa Giê Xu không tha thứ. Một số những đầy tớ Chúa được chọn lựa nổi tiếng trong Kinh Thánh có những tội rất lớn như giết người (Môi Se) tà dâm (Vua Đa Vít) lăng nhục thân thể lẫn tinh thần (Sứ đồ Phao Lô) Tuy nhiên họ tìm được sự tha thứ và một đời sống phong phú mới trong danh Chúa. “Xin hãy rửa tôi cho sạch hết mọi gian ác, và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi.” (Thi Thiên 51:2) “Vậy, nếu ai ở trong Ðấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (II Cô-rinh-tô 5:17)
Tại sao bạn đừng nên tự tử? Bạn thân mến, Đức Chúa Trời đứng sẵn sữa lại những gì gãy đổ danh dự, cuộc sống bạn có hiện nay, mà bạn muốn kết liểu nó bằng sự tự tử. Tiên tri Ê-sai đã viết: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Ðức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục; đặng rao năm ban ơn của Ðức Giê-hô-va, và ngày báo thù của Ðức Chúa Trời chúng ta; đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu; đặng ban mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Si-ôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề; hầu cho những kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Ðức Giê-hô-va đã trồng để được vinh hiển.” (Ê-sai 61:1-3)
Hãy đến với Chúa Giê Xu và để Ngài phục hồi niềm vui và sự hữu ích của bạn khi bạn tin cậy Ngài bắt đầu công việc mới trong cuộc đời của bạn. “Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi. Chúa ơi, xin mở môi tôi, Rồi miệng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa. Vì Chúa không ưa thích của lễ, vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Ðức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu.” (Thi Thiên 51:12, 15-17)
Bạn sẽ tiếp nhận Chúa như là Cứu Chúa và người chăn linh hồn của bạn? Ngài sẽ dẫn dắt những ý nghĩ và những bước đi của bạn từng ngày từng giờ xuyên qua lời của Ngài là Kinh Thánh. “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi.” (Thi Thiên 32:8) “Ngày giờ của ngươi sẽ được sự bền vững, sự giải cứu dư dật, sự khôn ngoan, sự thông biết, sự kính sợ Ðức Giê-hô-va sẽ là vật châu báu của ngươi.” (Ê-sai 33:6). Trong Christ bạn vẫn còn phải đấu tranh nhưng bây giờ bạn đã có hi vọng. Ngài là “một người bạn tríu mến hơn anh em ruột.” (Châm ngôn 18:24) Cầu xin ân điển của Chúa Giê Xu ở cùng bạn trong thời giờ quyết định này.
Nếu bạn mong ước tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của bạn, xin hãy nói những lời này với Đức Chúa Trời bằng tất cả tấm lòng bạn: “Đức Chúa Trời ơi, tôi cần Ngài trong cuộc đời tôi. Xin hãy tha thứ tôi về tất cả những gì tôi đã phạm. Tôi đặt đức tin vào Chúa Giê Xu Christ và tin rằng Ngài là Cứu Chúa của tôi. Xin hãy rửa sạch tôi, chữa lành tôi, và phục hồi niềm vui trong cuộc sống tôi. Cãm tạ Ngài vì tình yêu của Ngài dành cho tôi và vì tôi Chúa đã hi sinh.
Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi 96 : Kinh Thánh nói gì về tính dục trước hôn nhân? Ăn ở trước hôn nhân?
Trả lời: Cùng với các loại tính dục phi đạo đức, tính dục trước hôn nhân, ăn ở trước hôn nhân bị lên án nhiều lần trong Kinh Thánh ( Công vụ 15:20; Rô Ma 1:29; 1 Cô-rinh-tô 5:1; 6:13,18; 7:2; 10:8; 2 Cô-rinh-tô 12:21; Ga-la-ti 5:19; Ê-phê-sô 5:3; Cô-lô-se 3:5; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3; Giu-Đe 7) Kinh Thánh thúc đẩy việc kiêng cử trước hôn nhân. Tính dục trước hôn nhân là điều sai cũng như tội tà dâm và các hình thức tính dục phi đạo đức khác. Vì cớ tất cả việc ăn ở của họ liên quan đến người mà họ không hề kết hôn. Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận việc tình dục trong mối quan hệ vợ chồng (Hê-bơ-rơ 13:4).
Tính dục trước hôn nhân đã trở nên quá phổ thông bởi vì nhiều lý do. Thông thường quá đà trong việc người ta cho rằng tính dục là khía cạnh vui chơi mà không nhận thấy rằng khía cạnh tái tạo. Vâng tính dục mang lại niềm vui thích, Đức Chúa Trời đã chỉ dẫn về điều đó. Ngài muốn giữa đàn ông và đàn bà được hưởng sự vui thích về hoạt động tính dục (Hạn chế trong hôn nhân) Tuy nhiên mục đích ban đầu của tính dục không phải là vui chơi nhưng đúng hơn là tái sản xuất. Đức Chúa Trời không cấm tính dục trước hôn nhân để cướp lấy niềm vui thích của chúng ta nhưng để bảo vệ chúng ta khỏi mang thai và sinh con ngoài ý muốn của cha mẹ trong lúc cha mẹ không muốn hay chưa chuẩn bị cho chúng chào đời. Hãy tưởng tượng thế giới chúng ta sẽ tốt hơn biết bao nếu khuôn mấu về tính dục của Đức Chúa Trời được vâng theo: Tính dục ít chuyển tải bệnh tật, giảm được những người làm mẹ mà còn độc thân, giảm thiểu việc mang thai không mong muốn, giảm bớt những đứa con rơi.v.v… Kiêng cử là chính sách duy nhất của Đức Chúa Trời đối với tính dục trước hôn nhân. Kiêng cử giải cứu đời sống, bảo vệ những trẻ con, giúp cho mối liên hệ tính dục có giá trị đích thực và quan trọng nhất là tôn cao danh Chúa.
Câu hỏi 97: Kinh Thánh nói gì về việc uống rượu/bia? Cơ Đốc nhân uống rượu bia có tội không?
Trả lời: Một số câu Kinh Thánh khuyên răn mọi người tránh xa rượu bia (Lê-vi-ký 10:9; Dân-số-ký 6:3; Phục-truyền-luật-lệ-ký 14:26; 29:6; Quan-xét 13:4,7,14; 1 Sa-mu-ên 1:15; Châm-ngôn 20:1; 31:4,6; Ê-sai 5:11,22; 24:9; 28:7; 29:9; 56:12; Mi-chê 2:11; Lu-ca 1:15). Tuy nhiên Kinh Thánh không nhất thiết ngăn cấm một Cơ Đốc nhân uống rượu, bia hay một chất lên men nào khác. Cơ Đốc nhân được mạng lệnh phải tránh say sưa (Ê-phê-sô 5:18) Kinh Thánh lên án việc say sưa và những hậu quả của nó (Châm ngôn 23:29-35) Cơ Đốc nhân cũng được lệnh không cho phép bất cứ điều gì làm chủ thân thể mình ( I Cô-rinh-tô 6:12; II Phi-e-rơ 2:19) Kinh Thánh cũng ngăn cấm Cơ Đốc nhân đừng làm điều gì xúc phạm đến Cơ Đốc nhân khác cũng đừng khuyến khích người ta làm điều tội lỗi chống lại lương tâm của họ (I Cô-rinh-tô 8:9-13) Với ánh sáng của những luật lệ này, một Cơ Đốc nhân không thể nói việc uống rượu bia là làm vinh hiển danh Chúa (I Cô-rinh-tô 10:31).
Chúa Giê Xu hóa nước thành rượu. Điều này có vẽ như là việc uống rượu do nơi hoàn cảnh bắt buộc. Trong thời Tân Ước nước không được sạch cho lắm. Không có hệ thống hợp vệ sinh tân tiến, nước chứa đầy vi trùng, các loại vi khuẩn, và các tạp chất pha lộn trong đó. Nó cũng giống như tình trạng của các nước trong thế giới thứ ba ngày nay. Chính vì vậy mà người ta thường uống rượu (Hoặc uống nước nho) bởi vì nó ít bị pha lẫn những tạp chất. Trong I Ti-mô-thê 5:23 Phao Lô hướng dẫn cho Ti-mô-thê trong việc chữa bệnh tiêu hóa bằng cách uống rượu thay vì uống nước. Từ rượu tiếng Hi Lạp trong Kinh Thánh là từ căn bản chỉ về rượu ngày nay. Rượu ngày xưa được làm lên men nhưng không quá mức như ngày nay. Không thể cho rằng đó là nước nho cũng không thể nói rằng nó là loại rượu giống như ngày nay người ta thường uống. Một lần nữa Kinh Thánh không nhất thiết ngăn cấm người Cơ Đốc uống rượu bia, hay bất kỳ thức uống có chất rượu nào khác. Chất say không được dùng, bản thân chính nó làm cho người ta sa đọa vì tội lỗi. Hơn thế nữa một con cái Chúa phải tránh xa sự nhậu nhẹt hay nghiện ngập những chất say. (Ê-phê-sô 5:18; I Cô-rinh-tô 6:12) Có nhiều qui luật trong Kinh Thánh, nhưng khó mà chấp nhận rằng một con cái Chúa uống rượu nhiều là được Chúa vui lòng.
Câu hỏi 98: Kinh Thánh nói gì về cờ bạc? Cờ bạc có phải là tội?
Trả lời: Cờ bạc có thể được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Kinh Thánh không kết án cụ thể về việc cờ bạc, cá độ hay chơi sổ số. Tuy nhiên lời Kinh Thánh cảnh giác chúng ta phải tránh xa lòng yêu thích tiền bạc (1 Ti-mô-thê 6:10; Hê-bơ-rơ 13:5). Lời Thánh Kinh khuyên chúng ta tránh xa việc cố gắng làm giàu nhanh. ( Châm ngôn 13:11; 23:5; Truyền đạo 5:10). Cờ bạc được thấy rõ nhất qua việc tập trung vào lòng yêu tiền bạc và không thể phủ nhận được việc cám dỗ người ta bàng lời hứa giàu có nhanh chóng và dễ dàng.
Cờ bạc có gì sai? Cờ bạc là hậu quả của sự nghèo khó bởi vì nó là hành vi vất bỏ tiền cho dầu chỉ làm cách tiết chế hoặc trong vài trường hợp nhỏ không được xem tội lỗi. Người ta vất bỏ tiền trong đủ thứ hành động. Cờ bạc là hình thức không nhiều thì ít là việc vất bỏ tiền hơn là xem Ti vi, ăn uống những bửa ăn đắt tiền không cần thiết, hay mua sắm những món hàng không có giá trị. Vào những lúc như thế sự thật là tiền bạc đã bị vất bỏ vào những điều khác không xem là cờ bạc. Tiền bạc không nên vất bỏ. Sự dư thừa tiền bạc nên được để dành cho những nhu cầu công việc Chúa trong tương lai đừng làm mất đó trong việc cờ bạc.
Quan điểm Kinh Thánh về cờ bạc: Trong lúc Kinh Thánh không ghi chép cụ thể về cờ bạc. Nó được xem là trò chơi may rủi hoặc may mắn. Thí dụ trong Lê Vi Ký về việc rút thăm cầu may được dùng để chọn lựa giữa một con dê dâng hiến và một con dê thả ra. Giô suê rút thăm để quyết định trong việc chia phần đất cho các chi phái. Nê-Hê-Mi dùng cách rút thăm để quyết định ai sống bên trong Giê ru sa lem và ai không được. Các môn đồ dùng cách rút thăm để quyết định người sẽ thay thế Giu Đa. Châm ngôn 16:33 nói “Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhứt định do nơi Ðức Giê-hô-va mà đến.” Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói cờ bạc là hình thức giải trí hay được trình bày như là việc được chấp nhận của người theo Chúa.
Sòng bạc và chơi sổ số: Sòng bạc là nơi sắp đặt đủ loại mưu đồ của thị trường để dụ dỗ người chơi bài bạc lao vào may rủi để có càng nhiều tiền càng tốt. Họ thường cho chơi rẻ và cho không rượu để khuyến dụ người nghiện rượu, bằng cách ấy làm giảm đi khả năng quyết định sáng suốt. Mọi thứ trong sòng bạc đều là gian lận để lấy thật nhiều tiền và không cho nó quay trở lại, ngoại trừ cho thỏa mãn sự trống rỗng và phù du. Sổ số được cố gắng mô tả sinh động như là việc gây quỹ giáo dục hoặc xã hội. Tuy nhiên nhiều bài học cho thấy người mua vé số là người ít có cơ hội xài tiền trên các vé số. Sức quyến rũ của việc nhanh chóng làm giàu là sự cám dỗ quá lớn cho những người liều lĩnh kềm chế. Cơ hội trúng số rất nhỏ vô cùng, nó là kết quả của nhiều cuộc đời đã bị phá hoại.
Tại sao chơi sổ số đi đến sự không đẹp lòng Chúa: Nhiều người nói rằng họ chơi sổ số hay cờ bạc là để kiếm nhiều tiền để có thể dâng hiến cho nhà thờ hay để cho các mục đích từ thiện khác. Trong khi điều này có thể là động cơ tốt, thực sự thì ít có người nào dùng chiến thắng bài bạc cho mục đích kính sợ Đức Chúa Trời. Nhiều bài học cho thấy rằng đa số người trúng số vài năm sau lại rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn trước khi họ trúng số. Giả thử nếu có một ít người dâng hiến cho các mục đích từ thiện. Hơn nữa Đức Chúa Trời không cần dùng tiền bạc chúng ta để làm giàu cho công việc Chúa trên đất này. Châm ngôn 13:11 nói “Tiền bất nghĩa ắt phải ra đi; Còn ai lấy tay làm việc dần dần sẽ được thêm của nhiều lên.” Đức Chúa Trời tể trị và cung cấp những nhu cầu của Hội Thánh thông qua các phương tiện chân thật. Đức Chúa Trời có được vinh hiển khi tiền dâng là tiền buôn thuốc phiện hay tiền trộm cướp không? Đức Chúa Trời cũng không muốn hay cần đến tiền của người trộm cắp kẻ nghèo bằng sự cám dỗ trở nên người giàu.
I Ti-mô-thê 6:10 “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Hê-bơ-rơ 13:5 tuyên bố rằng “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” Ma-thi-ơ 6:24 cho biết “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Ðức Chúa Trời lại làm tôi tiền bạc nữa.”
Câu hỏi 99: Kinh Thánh nói gì về việc xăm mình-thân thể bị cắt xẻ?
Trả lời: Luật pháp Cựu ước truyền lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên: “Chớ vì kẻ chết mà cắt thịt mình, chớ xâm vẽ trên mình: Ta là Ðức Giê-hô-va.” (Lê-vi-ký 19:28) Tuy nhiên, mặc dù tín hữu ngày nay không ở dưới luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15) Sự thực rằng có một luật chống lại việc xăm mình nên mới có câu hỏi cho chúng ta. Kinh Thánh Tân Ước không đề cập gì về một tín hữu nên hay không nên xăm mình.
Trong mối liên hệ với xăm mình và cắt xẻ thân thể, cách kiểm tra tốt nhất là xem quyết định như vậy có ngay thẳng, có ý thức tốt để cầu xin Chúa ban phước và sử dụng những hành động đặc biệt cho mục đích tốt lành của chính Ngài: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm.” (I Cô-rinh-tô 10:31) Kinh Thánh không ra lệnh chống lại việc xăm mình hay cắt xẻ thân thể. Nhưng Kinh Thánh cũng không cho chúng ta một lý do nào để tin rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta xăm mình hay cắt xẻ thân thể.
Vấn đề khác cầm xem xét là mức độ bình thường. Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta phải ăn mặc giản dị. (1 Ti-mô-thê 2:9). Một người có vẻ bề ngoài khiêm tốn trong cách ăn mặc là mọi thứ trên thân thể được che phủ bởi y phục cách thỏa đáng. Tuy nhiên ý nghĩa chủ yếu của sự giản dị là không quá chú trọng đến bản thân mình. Những người ăn mặc giản dị thể hiện cách sống không quan tâm đến chính họ. Xâm mình và cắt xẻ thân thể cho biết một người chỉ quan tâm đến mình. Trong tình trạng này người xâm mình hay cắt xẻ thân thể không phải là người khiêm tốn.
Một qui luật quan trọng trong Kinh Thánh về những vấn đề mà không có ghi chép cụ thể là nếu điều ấy có chỗ làm nghi ngờ không biết Chúa có vui lòng không thì cách tốt nhất là đừng làm việc ấy. “Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi.” (Rô-ma 14:23) Chúng ta cần nhớ thân thể cũng như linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc và thuộc về Đức Chúa Trời. Mặc dầu I Cô-rinh-tô 6:19-20 không trực tiếp áp dụng cho việc xăm mình hay cắt xẻ thân thể nhưng những câu Kinh Thánh này cho chúng ta một qui luật “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.” Sự thật vĩ đại này cho phép chúng ta mang thân thể thật sự của mình để làm hay đi nơi đâu đều vì danh Chúa. Nếu thân thể chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta phải chắc chắn nghe rõ ràng sự cho phép của Chúa trước khi chúng ta xăm mình hay cắt xẻ thân thể.
Câu hỏi 100: Những thú vật nuôi có lên thiên đàng? Những thú vật nuôi có linh hồn không?
Trả lời: Trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói những loài thú vật nuôi có linh hồn hay những loài thú vật cưng chiều sẽ lên thiên đàng. Mặc dù vậy chúng ta rút ra những qui luật tổng quát trong Kinh Thánh và đưa ra ánh sáng về chủ đề này. Lời Kinh Thánh tuyên bố cả hai con người (Sáng 2:7) và thú vật đều có hơi thở sự sống (Sáng 1:30; 6:17; 7:15,22). Sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người và thú vật là con người được tạo dựng giống như hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng 1:26-27) còn thú vật thì không. Điều này có nghĩa là con người giống như Đức Chúa Trời có khả năng tinh thần, với tâm trí, tình cảm và ý chí và có chiều hướng tiếp tục sau khi chết. Nếu những thú vật nuôi có linh hồn hay khuynh hướng phi vật chất nó phải là khác hơn và ít chất lượng hơn. Điều khác biệt này có lẽ làm cho linh hồn của loài thú vật không thể xuất ra sau khi chết.
Yếu tố khác để xem xét cho câu hỏi này là Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên các loài thú vật như một phần trong tiến trình sáng tạo của Ngài trong Sáng thế ký. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên các loài thú vật và phán rằng chúng nó tốt lành (Sáng 1:25) Vì thế không có lý do nào trên vùng đất mới không có loài thú nuôi. Có một chỗ rõ ràng nhất là thú vật sống trong thời kỳ ngàn năm bình an (Ê-sai 11:6; 65:25). Có thể nói dứt khoát mặc dầu những thú vật này là những thú vật nuôi được cưng chiều trong lúc chúng ta sống trên đất. Chúng ta phải biết Đức Chúa Trời là Đấng ngay thẳng, khi chúng ta lên thiên đàng chúng ta sẽ thấy chính chúng ta hoàn toàn đồng ý với quyết định của Ngài trong vấn đề này.
Câu hỏi 101: Kinh Thánh nói gì về khủng long? Có khủng long trong Kinh Thánh không?
Trả lời: Chủ đề Khủng long trong Kinh Thánh là phần lớn tranh luận liên tục trong vòng cộng đồng Cơ Đốc giáo nhiều thời đại. Những lời dịch xác đáng của Sáng Thế ký và làm thế nào diễn đạt những bằng chứng cụ thể chúng ta tìm thấy xung quanh chúng ta. Những người xưa có khuynh hướng tin rằng Kinh Thánh không có nói gì về Khủng long. Bởi vì đối với hệ biến hóa của họ, Khủng long đã chết hàng triệu năm trước khi con người có mặt trên đất. Những người viết Kinh Thánh không từng nhìn thấy loài khủng long còn sống.
Đối với những người thuộc thế hệ trẻ sau này có khuynh hướng đồng ý rằng Kinh Thánh có nói đến Khủng long mặc dầu trong Kinh Thánh không thực sự dùng từ ngữ “Khủng long”. Thay vì vậy Kinh Thánh dùng tiếng Hê-bơ-rơ “Tanniyn”. Tanniyn được dịch khác một chút với bản Kinh Thánh tiếng Anh. Đôi khi dịch là “Quái vật của biển”, đôi khi dịch là “Rắn khổng lồ”, nhưng thường dịch nhất là “Con Rồng”. Tanniyn xuất hiện theo sự sắp xếp của loài bò sát khổng lồ. Những sinh vật này được ghi lại trong Cựu Ước gần ba mươi lần và được tìm thấy trên đất và trong nước.
Thêm nữa trong việc ghi chép gần ba mươi lần loài bò sát khổng lồ này nói chung xuyên qua Cựu Ước. Kinh Thánh diễn tả đôi lần về sinh vật này bằng cách mà theo như những học giả tin rằng tác giả đã diễn tả loài khủng long. Behemoth được nói đến như là loài sinh vật to lớn nhất của Đức Chúa Trời. Loài khổng lồ này có đuôi to như cây tùng, cây bách (Gióp 40:15) Một vài học giả đã cố gắng xác định xem loài Behemoth này là loài voi hay loài hà mả. Những người khác cho rằng loài voi hay loài hà mả có đuôi rất mỏng không thể so sánh với cây tùng cây bách được. Những loài khủng long như loài Brachiosaurus và loài Diplodocus có đuôi to mà người ta dễ dàng so sánh với cây tùng, cây bách.
Những cư dân cổ gần đây có sự sắp xếp trong nghệ thuật mô tả về loài bò sát khổng lồ. Những điêu khắc đá, vật tạo tác ngay cả những tượng nhỏ bằng đất sét tìm thấy ở Bắc Mỹ tương đồng với sự mô tả khủng long ngày nay. Những điêu khắc trên đá tại vùng Nam Mỹ mô tả hình ảnh những người đang cỡi trên loài khủng long Diplodocus – như một loài bò sát, lạ kỳ là nó mang hình ảnh rất giống với loài khủng long ba sừng, thằn lằn có cánh, khủng long vua chân ngắn đuôi dài. Các miếng khảm của người La Mã, đồ gốm của người May-a, những bức tường tại thành Ba-by-lôn tất cả đều làm chứng cho một nền văn hóa xuyên lục địa, mọi quốc gia đều bị mê hoặc bởi những hình ảnh các sinh vật này. Những ghi chú nghiêm túc trong tác phẩm “Il Milione” của Marco Polo trộn lẫn với những câu chuyện kỳ lạ nói về những loài thú tích trữ châu báu. Thời đại ngày nay thông báo ánh sáng về những việc tồn tại mặc dầu chúng thường xuyên đặt ra những hoài nghi không thể chống lại được.
Hơn nữa nhiều bằng chứng có thật của dân tộc học và sử học về sự chung sống của loài khủng long và con người, có những bằng chứng vật lý khác, những dấu chân hóa thạch của loài người và khủng long cùng với nhau tại những vùng Bắc Mỹ và Trung Tây Á.
Như thế trong Kinh Thánh có loài khủng long không? Vấn đề này không cần phải nói thêm nữa. Nó tùy thuộc vào cách bạn dẫn giải những bằng chứng thích hợp và cách bạn nhìn thế giới quanh bạn. Tại trang web của Questions.Org này chúng tôi tin rằng thế giới ngày nay giải thích và chấp nhận loài khủng long và con người cùng tồn tại với nhau. Chúng tôi tin rằng những loài khủng long đã chết sau trận đại hồng thủy do bởi sự kết hợp giữa môi trường thay đổi khắc nghiệt và sự săn bắt tuyệt diệt không thương xót bởi con người.
Câu hỏi 102: Vợ của Ca In là ai? Vợ của Ca In có phải là em gái của ông không?
Trả lời: Kinh Thánh không nói cụ thể vợ Ca in là ai. Chỉ có thể trả lời vợ Ca in là em gái hoặc cháu gái hay là một người cháu họ.v.v…Kinh Thánh không nói khi Ca in giết A bên ông bao nhiêu tuổi. (Sáng 4:8) Vì cả hai là nông dân, họ dường như là những người đã lớn hơn tuổi trưởng thành có lẽ mỗi người đều có gia đình riêng. A-Đam và Ê-Va chắc có nhiều con hơn là chỉ có Ca-in và A-bên vào lúc A-bên bị giết. Họ có nhiều con thấy được sau này (Sáng 5:4) Sự kiện Ca-in sợ hãi về chính sự sống của ông sau khi giết A-bên (Sáng 4:14) cho thấy hình như có nhiều người con khác và có lẽ là cháu nội hay chắt nội của A-Đam và Ê-Va vào lúc bấy giờ. Vợ của Ca-in (Sáng 4:17) là con gái hoặc cháu gái của A-Đam và Ê-Va.
Bởi vì A-Đam và Ê-Va là những người đầu tiên duy nhất, con cái họ không có sự chọn lựa nào khác hơn là lấy nhau trong dòng họ. Đức Chúa Trời không ngăn cấm hôn nhân trong dòng họ cho đến lâu dài về sau khi có đủ người khiến cho hôn nhân trong dòng họ không còn cần thiết (Lê-vi-ký 18:6-18) Lý do của tội loạn luân thường gây nên hậu quả là gien dị thường trong con cái. Điều này do hai người có cùng gien tương tự (Như anh em, chị em ruột) có con với nhau. Khuyết điểm về gien hình như hậu quả xa hơn bởi vì cha mẹ chính họ có khuyết điểm giống nhau. Khi con người sinh con từ những dòng họ khác nhau thì sự khác biệt cao hơn trong vòng cha mẹ sẽ không có khuyết điểm về gien giống nhau. Mã gien của con người ô nhiễm tăng cao hơn hàng bao thế kỷ khi khiếm khuyết gien nhân lên, khuếch đại, giảm xuống từ thế hệ này tới thế hệ khác. A-Đam và Ê-Va không có bất kỳ khiếm khuyết gien nào nhờ đó giúp cho họ và một số dòng dõi của con cháu có được khả năng sức khỏe dồi dào hơn chúng ta có hiện nay. Con cái của A-Đam và Ê-Va có rất ít về khiếm khuyết gien vì vậy những cuộc hôn nhân trong dòng họ được an toàn. Điều dường như kỳ lạ và kinh tởm khi nghĩ rằng vợ của Ca-in là em gái của ông ấy. Nhưng vì ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên một người nam và một người nữ, thế hệ thứ hai không có sự lựa chọn nào khác hơn là hôn nhân trong dòng họ huyết thống.
Câu hỏi 103: Kinh Thánh nói gì về đồng tính luyến ái? Đồng tính luyến ái có phải là tội không?
Trả lời: Kinh Thánh trước sau như một nói với chúng ta hành động đồng tính luyến ái là tội (Sáng thế ký 19:1-13; Lê-vi-ký 18:22; Rô-ma 1:26-27; I Cô-rinh-tô 6:9). Rô-ma 1:26-27 dạy chúng ta cách cụ thể đồng tính luyến ái là hậu quả của sự từ chối và bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Khi một người tiếp tục ở trong tội lỗi và không tin, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời phó họ càng hơn cho tội lỗi gian ác và sa đọa để chỉ cho họ sự phù phiếm và đời sống vô hi vọng phân rẻ họ với Đức Chúa Trời. I Cô-rinh-tô 6:9-10 công bố rằng kẻ phạm tội đồng tính luyến ái không được thừa hưởng nước Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không tạo ra sự ham muốn đồng tính luyến ái cho con người. Kinh Thánh nói với chúng ta con người trở thành đồng tính luyến ái bởi vì tội lỗi (Rô-ma 1:24-27) cuối cùng bởi vì sự chọn lựa của chính họ. Một người có thể sinh ra với sự nhạy cảm mạnh với đồng tính luyến ái giống như một người sinh ra có khuynh hướng bạo lực và những tội lỗi khác. Điều đó không phải là lý do để họ chọn lựa tội lỗi và cho rằng vì cớ sự ham muốn tội lỗi vào trong họ. Nếu một người sinh ra với một sự xúc cảm lớn về tính nóng giận hoặc đam mê có phải được quyền thực hiện những ước muốn của mình không? Dĩ nhiên là không! Đối với đồng tính luyến ái cũng giống như vậy.
Tuy nhiên Kinh Thánh không mô tả đồng tính luyến ái như là một tội lớn hơn các tội khác. Tất cả những tội lỗi là phản nghịch với Đức Chúa Trời. Đồng tính luyến ái chỉ là một trong nhiều điều được liệt kê trong I Cô-rinh-tô 6:9-10 làm cho con người xa cách với nước Đức Chúa Trời. Theo lời Kinh Thánh sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho người đồng tính luyến ái cũng giống như cho người ngoại tình, kẻ thờ hình tượng, kẻ giết người, trộm cắp.v.v…Đức Chúa Trời hứa ban sức mạnh chiến thắng tội lỗi cho tất cả những ai tin nhận Chúa Giê Xu Christ làm Cứu Chúa của mình, kể cả người đồng tính luyến ái. ( I Cô-rinh-tô 6:11; II Cô-rinh-tô 5:17).
Câu hỏi 104: Thủ dâm – theo Kinh Thánh có phải là tội không?
Trả lời: Kinh Thánh không bao giờ nói cụ thể về thủ dâm hay tình trạng này dầu rằng nó là tội. Tuy nhiên Không cần phải hỏi, bất cứ hành động nào dẫn đến thủ dâm đều là tội. Thủ dâm là điểm cuối của hậu quả những ý nghĩ dâm đãng, những kích thích tình dục, những hình ảnh khiêu dâm. Thủ dâm thường có liên quan đến các vấn đề này. Nếu những tội ham muốn xác thịt và khiêu dâm bị từ chối thì vấn đề thủ dâm sẽ không phát sinh.
Kinh Thánh nói với chúng ta phải tránh ngay cả hình thức tình dục vô đạo đức (Ê-phê-sô 5:3) Tôi không thấy làm sao thủ dâm có thể qua được những thử thách đặc biệt. Đôi khi một thử thách tốt cho dầu là tội hay không, cho dầu bạn có hảnh diện để thuật lại cho người khác về những điều mình đã làm hay không, nếu điều đó gây bối rối và làm cho bạn xấu hổ nếu người khác biết được thì điều đó giống như là một tội lỗi. Thử thách tốt khác là quyết định xem chúng ta có thành thật với lương tâm trong sạch để cầu xin Đức Chúa Trời ban phước và sử dụng những việc làm đặc biệt cho mục đích tốt lành của Ngài không. Tôi nghĩ rằng thủ dâm không đủ tiêu chuẩn cho những điều chúng ta tự hào hay thành thật tạ ơn Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh dạy chúng ta: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm.” (I Cô-rinh-tô 10:31) Nếu có chỗ nào nghi ngờ làm điều đó có vui lòng Đức Chúa Trời không thì tốt nhất là nên từ bỏ nó. Chỗ nghi ngờ dứt khoát liên quan đến thủ dâm. “Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi.” ( Rô ma 14:23) Đối với lời Kinh Thánh tôi không thấy chỗ nào nói thủ dâm có thể được xem là làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa chúng ta nên nhớ cả thân thể lẫn linh hồn chúng ta đã được mua chuộc và thuộc về Đức Chúa Trời. “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 6:19-20) Lẽ thật lớn lao này cần được mang theo thật sự trên thân thể mình mỗi khi chúng ta làm gì hoặc đi bất cứ nơi đâu. Thế thì trong ánh sáng của luật lệ này tôi dứt khoát nói rằng thủ dâm là tội theo lời Kinh Thánh. Tôi không tin rằng thủ dâm là làm vui lòng Đức Chúa Trời. Phải tránh các hình thức phi đạo đức hay là vượt qua thử thách của Đức Chúa Trời về quyền sở hữu trên chính thân thể chúng ta.
|