Câu Hỏi Về Tin Lành

TỘI LỖI


Câu hỏi 132: Định nghĩa tội lỗi là gì?
Trả lời: Tội lỗi được mô tả trong Kinh Thánh như sự vi phạm luật của Đức Chúa Trời (I Giăng 3:4) và phản bội chống lại Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 9:7; Giô Suê 1:18). Tội lỗi đã bắt đầu với Lucifer, có lẽ đó là vị thiên sứ đẹp nhất và quyền lực nhất trong các thiên thần. Không bằng lòng với vị trí của mình, ông mong muốn được cao hơn Đức Chúa Trời, và đó là sự sụp đổ của ông, khởi đầu của tội lỗi (Ê-sai 14:12-15). Lucifer đổi tên thành Satan, nó đã mang tội lỗi vào trong vườn Ê-đen cho nhân loại, nơi nó cám dỗ A-đam và Ê-va bằng lời quyến dụ: “Các ngươi sẽ được giống như Đức Chúa Trời.” Sáng thế ký đoạn 3 mô tả A-đam và Ê-va phản bội chống nghịch Đức Chúa Trời và chống lại mạng lệnh của Ngài. Kể từ đó, tội lỗi đã được truyền qua tất cả các thế hệ của nhân loại và chúng ta, con cháu của A-đam thừa hưởng tội lỗi từ A-đam. Rô-ma 5:12 cho chúng ta biết qua A-đam tội lỗi vào trong thế gian, và vì vậy sự chết đã trãi qua trên tất cả mọi người, vì “Tiền công của tội lỗi là sự chết.” (Rô-ma 6:23).
Qua A-đam xu hướng tội lỗi mạnh dạn bước vào dòng dõi loài người, và con người trở thành người phạm tội cách tự nhiên. Khi A-đam phạm tội, bản chất bên trong của ông đã bị thay đổi bởi tội lỗi phản nghịch của ông, mang đến cái chết thuộc linh và sự sa ngã, điều đó đã trãi qua cho tất cả dòng dõi tiếp theo sau. Chúng ta là tội nhân không phải vì chúng ta phạm tội; đúng hơn là chúng ta phạm tội vì chúng ta là tội nhân. Điều này thông qua sự sa ngã được gọi là tội tổ tông. Chúng ta thừa hưởng đặc điểm thể chất từ cha mẹ của chúng ta cũng như chúng ta thừa kế bản chất tội lỗi từ A-đam. Vua Đa Vít than khóc hoàn cảnh này về bản chất tự nhiên phạm tội trong con người, Thi Thiên 51:5: “Kìa tôi sinh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.”
Một loại tội lỗi được gọi là “tội qui cho”. Được sử dụng trong cả hai lãnh vực tài chính và pháp lý, từ tiếng Hy Lạp dịch “qui cho” có nghĩa là “Lấy một cái gì của người nào đó và đặt nó vào tài khoản của người khác” Trước khi có luật Môi-se tội lỗi không bị qui cho con người, mặc dù con người vẫn là tội nhân vì đã thừa kế tội lỗi. Sau khi đã có luật, tội vi phạm luật đã được qui cho (coi như) cho con người (Rô-ma 5:13). Ngay cả trước khi phạm tội theo luật, tội đã được qui cho con người và hình phạt cơ bản cho tội lỗi là sự chết vẫn tiếp tục cai trị (Rô-ma 5:14). Tất cả mọi người từ A-đam cho đến Môi-se, là đối tượng của sự chết không phải do hành vi phạm tội của họ đối với luật pháp Môi-se (mà chúng không có) nhưng do bản chất tội lỗi của họ được thừa kế. Sau khi Môi-se, con người đã chịu chết vì cả hai tội lỗi: Thứ nhất là thừa hưởng từ A-đam và thứ hai là tội lỗi được qui cho từ việc phạm luật pháp của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sử dụng nguyên tắc tội qui cho nhắm vào lợi ích của nhân loại khi Ngài qui cho những tội lỗi của các tín hữu vào chỗ Chúa cứu thế Giê Su, người đã phải trả hình phạt cho tội lỗi bằng sự chết trên thập tự giá. Những tội lỗi của chúng ta qui cho Chúa Giê Su, Đức Chúa Trời phạt Ngài như là một kẻ có tội, mặc dù Ngài không phải là tội nhân và Ngài đã chết cho tội lỗi của toàn nhân loại (I Giăng 2:2). Điều quan trọng là phải hiểu rằng tội lỗi đã được qui cho Ngài, nhưng Ngài không kế thừa tội từ A-đam. Ngài mang hình phạt vì tội lỗi, nhưng Ngài không bao giờ trở nên một tội nhân. Bản chất thánh khiết và hoàn toàn của Ngài không ảnh hưởng bởi tội lỗi. Bởi tội lỗi Ngài được coi như đã phạm tất cả các tội lỗi đã từng phạm của nhân loại, mặc dù Ngài không hề phạm. Trong sự thay đổi Đức Chúa Trời qui sự công bình của Chúa cứu thế cho các tín hữu và gán cho chúng ta giá trị công bình với sự công bình của Ngài, cũng giống như Ngài đã gán những tội lỗi của chúng ta vào tội của của Chúa cứu thế. (II Cô-rinh-tô 5:21).
Một loại tội thứ ba là tội cá nhân của mỗi người mà hàng ngày mỗi con người đều phạm. Vì chúng ta thừa kế một bản chất tội lỗi từ A-đam, chúng ta phạm tội cá nhân, những tội lỗi riêng tư, tất cả mọi thứ từ không trung thực dường như không có hại gì đến tội giết người. Những người này đã không đặt niềm tin vào Chúa cứu thế Giê Su nhưng Ngài phải chịu hình phạt thay cho tội lỗi cá nhân, cũng như tội kế thừa và tội lỗi đã qui cho. Tuy nhiên, tín hữu đã được giải thoát khỏi hình phạt đời đời của tội lỗi, địa ngục và sự chết thuộc linh, nên bây giờ chúng ta cũng có quyền chống cự tội lỗi. Bây giờ chúng ta có quyền chọn hoặc không phạm tội cá nhân vì chúng ta có quyền chống cự tội lỗi qua Chúa Thánh Linh đang cư trú trong vòng chúng ta, khi chúng ta phạm tội Đức Thánh Linh cáo trách và lên án những tội lỗi chúng ta. (Rô-ma 8:9-11). Sau khi chúng ta thú nhận tội lỗi cá nhân của chúng ta với Chúa và xin Ngài tha thứ cho, chúng ta được phục hồi bước vào sự thông công hoàn toàn và giao thông với Ngài. “Nếu chúng ta xưng nhận tội lỗi mình, Ngài là thành tín và công bình để tha thứ tội cho chúng ta và làm cho chúng tôi sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:9).
Chúng ta có tất cả ba lần bị lên án vì tội lỗi: Tội tổ tông, tội qui cho, và tội cá nhân. Điều duy nhất phải hình phạt những tội lỗi này là sự chết (Rô ma 6:23), không chỉ sự chết về thể chất nhưng còn phải chịu sự chết đời đời (Khải Huyền 20:11-15). Tạ ơn Chúa tội lỗi tổ tông, tội lỗi qui cho, và tội lỗi cá nhân tất cả đều bị đóng đinh trên thập tự giá Chúa Giê Su, và bây giờ bởi đức tin trong Chúa cứu thế Giê Su là Cứu Chúa “Chúng ta đã được cứu chuộc qua dòng huyết của Ngài, được tha tội tùy theo sự giàu có của ân điển Ngài.”(Ê-phê-sô 1:7).


Câu hỏi 133: Làm thế nào tôi có thể biết được điều nào đó là tội?
Trả lời: Có hai vấn đề liên quan đến câu hỏi này, những điều mà Kinh Thánh đề cập cụ thể và tuyên bố đó là tội và những điều Kinh Thánh không nói đến trực tiếp. Danh sách của các tội lỗi khác nhau trong Kinh Thánh bao gồm Châm ngôn 6:16-19, Ga-la-ti 5:19-21, và I Cô-rinh-tô 6:9-10. Không có thể nghi ngờ gì những đoạn này trình bày các hành vi tội lỗi, những điều Đức Chúa Trời không chấp thuận: Giết người, ngoại tình, dối trá, ăn cắp.v.v…- Không có nghi ngờ gì khi Thánh Kinh trình bày những điều này là tội lỗi. Vấn đề khó khăn hơn trong việc xác định những gì là tội lỗi trong các lĩnh vực mà Kinh Thánh không trực tiếp nói đến. Khi Kinh Thánh không bao gồm một chủ đề nhất định, chúng ta có một số nguyên tắc chung trong Lời của Chúa để hướng dẫn chúng ta.
Trước tiên, khi không có đoạn Kinh Thánh tham khảo cụ thể, cách tốt là nếu điều đó được xác nhận là đúng thì đừng vạch lá tìm sâu để cho là sai. Thí dụ Kinh Thánh nói rằng chúng ta “Tận dụng mọi cơ hội” (Cô-lô-se 4:5). Một ít ngày của chúng ta ở trên trái đất này như vậy là quá ngắn và quý giá trong mối quan hệ với cõi đời đời nên chúng ta đừng bao giờ để lãng phí thời gian vào những điều ích kỷ, nhưng phải sử dụng nó theo duy nhất “Những gì là hữu ích trong việc xây dựng những người khác tấn tới tùy theo nhu cầu của họ” (Ê-phê-sô 4:29 ).
Một sự thử nghiệm tốt là xác định xem chúng ta có trung thực, trong lương tâm tốt, cầu xin Đức Chúa Trời ban phước và sử dụng các hành động cụ thể cho các mục đích tốt lành của chính Ngài. “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm. ” ( I Cô-rinh-tô 10:31). Nếu có chỗ cho sự nghi ngờ cho dù để làm vui lòng Thiên Chúa, thì tốt nhất nên từ bỏ nó.” Tất cả những gì không đến từ đức tin là tội lỗi” (Rô ma 14:23). Chúng ta cần nhớ rằng thân thể chúng ta, cũng như linh hồn của chúng ta, đã được cứu chuộc và thuộc về Đức Chúa Trời.” Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.”( I Cô-rinh-tô 6:19-20). Đây là một lẽ thật lớn nên cần có sự thực chứng minh những gì chúng ta làm và nơi chúng ta đi.
Ngoài ra, chúng ta phải đánh giá hành động của chúng ta, không chỉ trong quan hệ với Đức Chúa Trời, mà còn liên quan đến ảnh hưởng của chúng trong gia đình của chúng ta, bạn hữu của chúng ta, và những người khác nói chung. Ngay cả khi một điều đặc biệt có thể không ảnh hưởng đau khổ cho riêng chúng ta, nhưng nếu điều nó ảnh hưởng gây đau khổ hoặc ảnh hưởng đến người khác, điều đó là một tội lỗi. “Ðiều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chi làm dịp vấp phạm cho anh em mình….. Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. ” (Rô ma 14: 21; 15:1).
Cuối cùng, hãy nhớ rằng Chúa cứu thế Giê Su là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta, và không có gì khác có thể được cho phép vượt quá ưu tiên, chúng ta phải tuân theo ý muốn của Ngài. Không có thói quen hay giải trí hoặc tham vọng có thể được cho phép kiểm soát quá đáng trên đời sống của chúng ta; chỉ có Chúa cứu thế mới thẩm quyền đó. “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi. “( I Cô-rinh-tô 6:12). “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Ðức Chúa Trời, là Ðức Chúa Cha” ( Cô-lô-se 3:17).


Câu hỏi 134: Bảy tội đáng chết là gì?
Trả lời: Bảy tội đáng chết là danh sách ban đầu được sử dụng trong sự dạy dỗ các tín hữu đầu tiên để giáo dục và hướng dẫn các tín hữu liên quan đến xu hướng con người sa ngã phạm tội. Quan niệm sai lầm về danh sách bảy tội “đáng chết” là những tội lỗi mà Chúa sẽ không tha thứ. Kinh Thánh cho thấy rõ ràng chỉ có tội Chúa không tha thứ là của người tiếp tục vô tín, bởi vì họ từ chối không chấp nhận sự tha thứ, Chúa cứu thế Giê Su và sự chết thay của Ngài trên thập tự.
Có phải bảy tội đáng chết là ý tưởng trong Kinh Thánh? Có và không. Châm ngôn 6:16-19 tuyên bố, “Có sáu điều Chúa ghét, bảy đều đáng kinh tởm: 1) Mắt kiêu căng 2) Lưỡi nói dối 3) Tay làm đổ máu vô tội, 4) Lòng chứa những thủ đoạn, 5) Chân vội vàng làm ác, 6) Làm chứng gian và nói lời dối trá, 7) Người gieo sự tranh cạnh giữa các anh em. “Tuy nhiên danh sách này không phải là điều hầu hết mọi người hiểu như là bảy tội đáng chết.”
Theo Giáo hoàng Gregory đệ nhất trong thế kỷ thứ 6, bảy tội đáng chết như sau: Kiêu ngạo, đố kỵ, ham ăn, dâm dục, giận dữ, tham lam, và lười biếng. Mặc dù đây là những tội lỗi khó được tha thứ, chúng không bao giờ đưa ra những mô tả của “bảy tội đáng chết” trong Kinh Thánh. Danh sách truyền thống của bảy tội đáng chết có chức năng như một đường lối tốt để phân loại những tội lỗi khác nhau đang hiện diện. Gần như mỗi loại tội lỗi có thể được đặt dưới một trong bảy loại này. Quan trọng hơn, chúng ta phải nhận ra bảy tội đáng chết không có nhiều “việc chết người” hơn bất kỳ tội lỗi khác. Tất cả tội lỗi chịu hậu quả bằng cái chết (Rô ma 6:23). Ngợi khen Ðức Chúa Trời thông qua Chúa cứu thế Giê Su, tất cả tội lỗi chúng ta bao gồm “bảy tội đáng chết”, có thể được tha thứ (Ma-thi-ơ 26:28; Công vụ 10:43; Ê-phê-sô 1:7).


Câu hỏi 135: Có phải tất cả các tội lỗi bằng nhau đối với Đức Chúa Trời?
Trả lời: Trong Ma-thi-ơ 5:21-28, Chúa Giê Su xem tội ngoại tình ngang với dâm ô trong lòng và tội giết người ngang với sự thù hận trong trái tim của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những tội lỗi đều ngang nhau. Những gì Chúa Giê Su đã cố gắng để giải thích rõ ràng cho những người Pha-ri-si là tội lỗi vẫn là tội lỗi, ngay cả nếu bạn chỉ muốn làm những hành động, mà chưa thực sự mang nó ra. Trong ngày Chúa Giê Su các nhà lãnh đạo tôn giáo dạy rằng có quyền suy nghĩ về bất cứ điều gì bạn muốn, miễn là bạn không hành động theo những điều ham muốn. Chúa Giê Su khiến họ phải nhận ra rằng Đức Chúa Trời phán xét những suy nghĩ của con người cũng như những hành động của người ấy. Chúa Giê Su tuyên bố rằng các hành động của chúng ta là kết quả của những gì ở trong lòng chúng ta (Ma-thi-ơ 12:34).
Vì vậy, mặc dù Chúa Giê Su nói rằng dâm dục và ngoại tình là cả hai tội lỗi, điều đó không có nghĩa là chúng ngang nhau. Nhiều khi thực sự giết người thật tệ hơn là chỉ đơn giản ghét một người, mặc dầu cả hai tội lỗi trong tầm nhìn của Thiên Chúa. Có những cấp độ phạm tội. Một số tội lỗi tồi tệ hơn những tội khác. Đồng thời, trong cả hai hệ quả liên quan đến sự sống đời đời và sự cứu rỗi, tất cả tội lỗi đều giống nhau. Mọi tội lỗi sẽ dẫn đến án phạt đời đời (Rô 6:23). Mọi tội lỗi, không có vấn đề “nhỏ” như thế nào nhưng là sự chống nghịch Đức Chúa Trời vô hạn và đời đời, và vì thế xứng đáng bị hình phạt vô hạn và vĩnh cửu. Hơn nữa, không có tội lỗi nào quá “lớn” mà Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho nó. Chúa Giê Su đã chết để trả thay án phạt cho tội lỗi ( I Giăng 2:2). Chúa Giê Su đã chết vì tất cả tội lỗi của chúng ta ( II Cô-rinh-tô 5:21). Tất cả tội lỗi bằng nhau đối với Đức Chúa Trời? Có và không. Mức độ nghiêm trọng? Không. Có hình phạt? Có. Có thể được tha thứ? Có.


Câu hỏi 136: Làm thế nào tôi có thể thắng hơn tội lỗi trong nếp sống Cơ Đốc của tôi?
Trả lời: Kinh Thánh nói về những nguồn năng lực sau đây để giúp chúng ta thắng hơn tội lỗi:
(1) Đức Thánh Linh: Một đặc ân của Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh của Ngài để chiến thắng trong nếp sống Cơ Đốc là Đức Thánh Linh. Sự tương phản với hành vi của xác thịt và bông trái của Đức Thánh Linh được chép trong Ga-la-ti 5:16-25. Trong đoạn này chúng ta được kêu gọi hãy bước đi theo Thánh Linh. Tất cả những tín hữu đều có Đức Thánh Linh, nhưng đoạn Kinh Thánh này bảo chúng ta cần phải bước đi theo Thánh Linh, nhường chỗ cho sự kiểm soát của Ngài. Điều này có nghĩa là lựa chọn bước đi theo sự thúc đẩy của Đức Thánh Linh trong cuộc sống chúng ta hơn là theo lối sống xác thịt.
Sự khác biệt mà Đức Thánh Linh có thể làm trong đời sống tín hữu được minh chứng qua đời sống của Phi-e-rơ là người trước khi đầy dẫy Đức Thánh Linh đã chối Chúa ba lần, sau đó ông đã hứa nguyện theo Chúa cho đến chết. Sau khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh ông đã mở miệng rao giảng rất mạnh mẽ về Cứu Chúa cho người Do Thái trong ngày lễ Ngũ tuần.
Một người bước đi theo Thánh Linh khi người ấy không cố gắng ngăn trở sự thúc giục của Thánh Linh (Dập tắt Đức Thánh Linh được chép trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19) và được đổ đầy Đức Thánh Linh thay vì tìm kiếm. (Ê-phê-sô 5:18-21) Làm thế nào một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Trước hết đó là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời ngay từ thời Cựu Ước. Ngài lựa chọn những cá nhân và những việc xảy ra cụ thể trong Cựu Ước để làm đầy dẫy Đức Thánh Linh trên những cá nhân mà Ngài chọn lựa thực hiện những công việc của Ngài muốn làm. (Sáng thế ký 41:38; Xuất Ê-díp-tô-ký 31:3; Dân số ký 24:2; 1 Sa-mu-ên 10:10.v.v…) Tôi tin rằng có bằng chứng trong Ê-phê-sô 5:18-21 và Cô-lô-se 3:16 về việc Đức Chúa Trời chọn lựa để ban đầy Đức Thánh Linh trong những người có đầy dẫy lời Ngài tương tự như những sự kiện về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong những câu Kinh Thánh này làm bằng chứng. Vì vậy, những điều đó dẫn chúng ta đến nguồn năng lực tiếp theo.
Kinh Thánh lời của Đức Chúa Trời, II Ti-mô-thê 3:16-17 nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lời của Ngài trang bị cho chúng ta để làm những việc lành. Lời Kinh Thánh dạy chúng ta làm cách nào để sống và những gì để tin. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy con đường sai quấy của chúng ta. Lời Chúa hướng dẫn chúng ta trở lại con đường chân chính và giúp chúng ta đi đúng trên đường. Như Hê-bơ-rơ 4:12 có chép “Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.” Tác giả của Thi Thiên viết về quyền năng thay đổi đời sống trong Thi Thiên 119:9,11,105 và nhiều câu khác. Giô Suê nói về chìa khóa thành công trong việc chiến thắng kẻ thù (Tương tự với trận chiến thuộc linh của chúng ta) đó là không quên nguồn năng lực Kinh Thánh, hơn thế nữa còn phải suy ngẫm ngày và đêm để ông có thể tuân theo. Đây là điều Giô Suê đã làm, ngay cả những mệnh lệnh Đức Chúa Trời truyền ông mà không theo cảm xúc quân sự, và điều này là chìa khóa của sự chiến thắng của ông trong trận chiến giành miền đất hứa.
Nguồn năng lực này là một nguồn phổ thông mà chúng ta xem như là cuộc trình diễn thời trang tầm thường. Chúng ta cho rằng đem theo Kinh Thánh đi nhóm trong nhà thờ hay để đọc từng chương hằng ngày nhưng không nhớ hoặc suy ngẫm, hay tìm kiếm sự áp dụng trong đời sống chúng ta. Xưng ra những tội lỗi mà Kinh Thánh đã phơi bày. Ngợi khen Đức Chúa Trời về những ân huệ mà Ngài đã ban cho chúng ta. Chúng ta thường bị chứng biến ăn hoặc là háo ăn khi đến với Kinh Thánh. Chúng ta hoặc là lấy vào một lượng vừa đủ trong việc ăn nuốt lời Chúa để giữ cho cuộc sống thuộc linh ngay trong lúc đi nhà thờ nhưng không bao giờ tiêu hóa đủ để nuôi sức khỏe làm lớn mạnh nếp sống Cơ Đốc nhân. Hay là chúng ta đến ăn thường xuyên nhưng không bao giờ nghiền ngẫm lâu đủ để lời Chúa bồi dưỡng cho đời sống tâm linh.
Điều quan trọng là nếu bạn không tạo một thói quen học lời Chúa hằng ngày căn bản theo một phương pháp đầy ý nghĩa và ghi nhớ những trang bạn đã đọc qua, khi Đức Thánh Linh ghi sâu vào lòng bạn lúc đó bạn bắt đầu được thói quen này. Tôi cũng đề nghị bạn nên khởi đầu làm một tờ báo (Nếu bạn có thể đánh vi tính nhanh hơn viết) hay trong một cuốn sổ bìa xoắn ốc.v.v… Hãy làm thành một thói quen để không rời xa lời Chúa cho đến lúc bạn viết xuống những điều đã nhận được trong lời Kinh Thánh. Tôi thường ghi lại những điều tôi cầu xin với Chúa giúp đỡ trong nhiều lãnh vực cũng như để ý về những sự trả lời của Ngài. Kinh Thánh là dụng cụ Đức Thánh Linh sử dụng trong đời sống chúng ta và nhiều đời sống khác (Ê-Phê-sô 6:17) Một phần chính và thiết yếu của chiếc áo giáp Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để chiến đấu trong cuộc chiến thuộc linh của chúng ta.( Ê-phê-sô 6:12-18)
(3) Cầu nguyện – Đây là nguồn năng lực thiết yếu khác của Đức Chúa Trời ban cho. Một lần nữa, đây là nguồn năng lực mà Cơ Đốc nhân thường dùng môi miệng phục vụ nhưng lại xem thường nó. Chúng ta có giờ cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng.v.v…Nhưng chúng ta không tìm thấy gương mẫu của Hội Thánh đầu tiên trong cách cầu nguyện (Công vụ 3:1; 4:31; 6:4;13:1-3, etc.) Phao Lô nhắc lại sự lưu ý của ông cách ông cầu nguyện cho những người mà ông đã truyền đạo. Chúng ta cũng nên làm như vậy khi chính chúng ta sử dụng nguồn lực cầu nguyện thật lớn lao để tạo ra thuận lợi cho chúng ta. Đức Chúa Trời hứa ban những lời lạ lùng liên quan đến sự cầu nguyện. (Ma-thi-ơ 7:7-11; Lu-ca 18:1-8; Giăng 6:23-27; I Giăng 5:14-15.v.v… Một lần nữa trong các thư tín của Phao Lô ông đã bao hàm sự chuẩn bị cho một trận chiến thuộc linh.(Ê-phê-sô 6:18)
Điều đó quan trọng như thế nào? Khi bạn nhìn xem Phi-e-rơ một lần nữa bạn có nhớ lời của Đấng Christ nói với ông tại vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi ông chối Chúa? Tại nơi đó trong lúc Chúa Giê Xu đang cầu nguyện Phi-e-rơ ngũ say, Ngài đánh thức ông dậy và nói: “Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.” (Ma-thi-ơ 26:41) Bạn cũng như Phi-e-rơ lòng mong muốn làm những điều công chính nhưng không đủ sức mạnh. Chúng ta cần đi theo lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời để giữ sự tìm kiếm, giữ sự gõ cửa, giữ sự nài xin.v.v…và Ngài sẽ cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần. (Ma-thi-ơ 7:7) Nhưng chúng ta cần dùng nhiều lời cầu nguyện bằng môi miệng hơn cho nguồn năng lực này.
Tôi không nói cầu nguyện là phép lạ, trái lại Đức Chúa Trời rất đáng kinh sợ. Cầu nguyện đơn giản là thừa nhận sự yếu đuối của chúng ta và nhận quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời rồi chạy đến với Ngài để thêm lên sự mạnh mẽ làm những gì Chúa muốn chúng ta làm (Không phải những gì chúng ta muốn làm) (I Giăng 5:14-15).
(4) Hội Thánh – Nguồn năng lực cuối cùng mà chúng ta hay có khuynh hướng lãng quên. Khi Đức Chúa Giê Xu sai các môn đồ đi ra Ngài đã sai đi từng đôi (Ma-thi-ơ 10:1) Khi chúng ta đọc về những chuyến truyền giáo trong Công vụ các sứ đồ họ không đi ra từng người một lần nhưng theo từng nhóm hai người hay nhiều hơn. Chúa Giê Xu nói rằng nơi nào nhóm nhau lại có hai ba người nhân danh Chúa Ngài sẽ ở giữa họ (Ma-thi-ơ 18:20) Ngài truyền lệnh cho chúng ta đừng bỏ qua sự nhóm lại chung với nhau: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hể anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (Hê-bơ-rơ 10:24-25) Ngài nói với chúng ta hãy xưng tội với nhau (Gia Cơ 5:16) Trong các sách văn thơ khôn ngoan của Cựu Ước chúng ta được nghe nói: “ Sắt mài nhọn sắt, cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình.” (Châm ngôn 27:17) “Một dây bện làm ba lấy làm khó đứt.” (Truyền đạo 4:11-12)
Một vài người mà tôi biết đã tìm được những anh chị em trong Chúa (Nếu bạn là một phụ nữ) cùng nhau trò chuyện qua điện thoại hoặc là gặp nhau từng người chia sẻ về những việc làm mà họ bước đi trong Chúa hay là làm sao để họ chiến đấu với tội lỗi.v.v…và cam kết cầu nguyện cho nhau, nắm lấy trách nhiệm cùng nhau áp dụng lời Chúa trong mối quan hệ của họ.v.v…
Đôi khi sự biến đổi đến rất nhanh. Đôi lúc trong những lảnh vực khác sự thay đổi đến chậm hơn. Nhưng Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta khi chúng ta làm những gì trong những nguồn năng lực của Ngài, Ngài sẽ mang sự thay đổi đến với đời sống chúng ta. Hãy kiên nhẫn vì sự thành tín trong lời hứa của Ngài dành cho chúng ta.


Câu hỏi 137: Quan điểm Cơ Đốc giáo về việc hút thuốc là gì? Hút thuốc lá có phải là tội lỗi?
Trả lời: Kinh Thánh không bao giờ đề cập trực tiếp hút thuốc. Có những nguyên tắc, tuy nhiên điều đó chắc chắn áp dụng vào việc hút thuốc. Trước tiên, Kinh Thánh truyền lệnh chúng ta không cho phép cơ thể của chúng ta để bất cứ điều gì “Làm chủ”. ” Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi. ” ( I Cô-rinh-tô 6:12). Hút thuốc làm nghiện nặng khó lòng từ bỏ. Trong cùng một đoạn văn chúng ta thấy nói đến: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.” ( I Cô-rinh-tô 6:19-20). Hút thuốc chắc chắn rất xấu cho sức khỏe của bạn. Hút thuốc đã được chứng minh hủy hoại phổi và tim.
Có thể nào hút thuốc được coi là “có lợi” không ( I Cô-rinh-tô 6:12)? Có thể nào nói rằng hút thuốc là thật sự tôn vinh Đức Chúa Trời với cơ thể của bạn ( I Cô-rinh-tô 6:20)? Có thể nào một người trung thực hút thuốc “vì vinh quang của Đức Chúa Trời” không (I Cô-rinh-tô 10:31)? Chúng tôi tin rằng câu trả lời cho ba câu hỏi “vang lên không có.” Kết luận chúng ta tin rằng hút thuốc lá là một tội lỗi và vì vậy những người theo Chúa cứu thế Giê Su không nên thực hiện.
Một số lập luận chống lại quan điểm này bằng cách chỉ ra thực tế là có nhiều người ăn uống thực phẩm không lành mạnh, có thể được coi là nghiện và ngay cả làm hại cho cơ thể. Ví dụ như nhiều người quá nghiện cà phê không thể tách rời khỏi họ, mỗi buổi sáng không thể thiếu một tách cà phê. Trong khi điều này là đúng, làm sao mà họ không có quyền hút thuốc lá? Luận điểm của chúng tôi cho rằng các con cái Chúa nên tránh tật ham ăn và ăn uống không lành mạnh quá đáng. Đúng, con cái Chúa đôi khi có tình trạng đạo đức giả bằng cách lên án một tội lỗi này và bỏ qua tội khác, nhưng một lần nữa, điều này không làm cho hút thuốc tôn cao Đức Chúa Trời.
Một luận cứ khác chống lại quan điểm hút thuốc này là nhiều người tin kính có người hút thuốc, như truyền đạo người Anh nổi tiếng C.H Spurgeon, người có tiếng hút xì gà. Một lần nữa, chúng ta không tin rằng những quan niệm này có trọng lượng chút nào. Chúng ta tin rằng Spurgeon đã sai vì hút thuốc lá. Có phải ông, nói cách khác, người tin kính và giáo viên tuyệt vời của Lời Chúa? Hiển nhiên! Có phải điều đó làm cho tất cả các hành động và thói quen tôn cao danh Chúa không? Không.
Trong tình trạng đó hút thuốc lá là một tội lỗi, chúng ta không nói rằng tất cả những người hút thuốc là không được cứu. Có nhiều tín hữu thật trong Chúa cứu thế Giê Su hút thuốc lá. Hút thuốc không ngăn cản một người được cứu. Cũng không gây cho một người mất sự cứu rỗi. Hút thuốc lá không giảm bớt sự tha thứ hơn bất kỳ tội lỗi khác, dù cho đối với một người trở thành tín hữu hoặc một tín hữu thú nhận tội của người ấy với Đức Chúa Trời ( I Giăng 1:9). Đồng thời, chúng tôi vững tin rằng hút thuốc lá là một tội lỗi có thể được tha thứ và với sự giúp đỡ của Chúa sẽ vượt qua.


Câu hỏi 138: Kinh Thánh nói gì về việc uống rượu/bia? Cơ Đốc nhân uống rượu bia có tội không?
Trả lời: Một số câu Kinh Thánh khuyên răn mọi người tránh xa rượu bia (Lê-vi-ký 10:9; Dân-số-ký 6:3; Phục-truyền-luật-lệ-ký 14:26; 29:6; Quan-xét 13:4,7,14; 1 Sa-mu-ên 1:15; Châm-ngôn 20:1; 31:4,6; Ê-sai 5:11,22; 24:9; 28:7; 29:9; 56:12; Mi-chê 2:11; Lu-ca 1:15). Tuy nhiên Kinh Thánh không nhất thiết ngăn cấm một Cơ Đốc nhân uống rượu, bia hay một chất lên men nào khác. Cơ Đốc nhân được mạng lệnh phải tránh say sưa (Ê-phê-sô 5:18) Kinh Thánh lên án việc say sưa và những hậu quả của nó (Châm ngôn 23:29-35) Cơ Đốc nhân cũng được lệnh không cho phép bất cứ điều gì làm chủ thân thể mình ( I Cô-rinh-tô 6:12; II Phi-e-rơ 2:19) Kinh Thánh cũng ngăn cấm Cơ Đốc nhân đừng làm điều gì xúc phạm đến Cơ Đốc nhân khác cũng đừng khuyến khích người ta làm điều tội lỗi chống lại lương tâm của họ (I Cô-rinh-tô 8:9-13) Với ánh sáng của những luật lệ này, một Cơ Đốc nhân không thể nói việc uống rượu bia là làm vinh hiển danh Chúa (I Cô-rinh-tô 10:31).
Chúa Giê Xu hóa nước thành rượu. Điều này có vẽ như là việc uống rượu do nơi hoàn cảnh bắt buộc. Trong thời Tân Ước nước không được sạch cho lắm. Không có hệ thống hợp vệ sinh tân tiến, nước chứa đầy vi trùng, các loại vi khuẩn, và các tạp chất pha lộn trong đó. Nó cũng giống như tình trạng của các nước trong thế giới thứ ba ngày nay. Chính vì vậy mà người ta thường uống rượu (Hoặc uống nước nho) bởi vì nó ít bị pha lẫn những tạp chất. Trong I Ti-mô-thê 5:23 Phao Lô hướng dẫn cho Ti-mô-thê trong việc chữa bệnh tiêu hóa bằng cách uống rượu thay vì uống nước. Từ rượu tiếng Hi Lạp trong Kinh Thánh là từ căn bản chỉ về rượu ngày nay. Rượu ngày xưa được làm lên men nhưng không quá mức như ngày nay. Không thể cho rằng đó là nước nho cũng không thể nói rằng nó là loại rượu giống như ngày nay người ta thường uống. Một lần nữa Kinh Thánh không nhất thiết ngăn cấm người Cơ Đốc uống rượu bia, hay bất kỳ thức uống có chất rượu nào khác. Chất say không được dùng, bản thân chính nó làm cho người ta sa đọa vì tội lỗi. Hơn thế nữa một con cái Chúa phải tránh xa sự nhậu nhẹt hay nghiện ngập những chất say. (Ê-phê-sô 5:18; I Cô-rinh-tô 6:12) Có nhiều qui luật trong Kinh Thánh, nhưng khó mà chấp nhận rằng một con cái Chúa uống rượu nhiều là được Chúa vui lòng.


Câu hỏi 139: Kinh Thánh nói gì về cờ bạc? Cờ bạc có phải là tội?
Trả lời: Cờ bạc có thể được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Kinh Thánh không kết án cụ thể về việc cờ bạc, cá độ hay chơi sổ số. Tuy nhiên lời Kinh Thánh cảnh giác chúng ta phải tránh xa lòng yêu thích tiền bạc (1 Ti-mô-thê 6:10; Hê-bơ-rơ 13:5). Lời Thánh Kinh khuyên chúng ta tránh xa việc cố gắng làm giàu nhanh. ( Châm ngôn 13:11; 23:5; Truyền đạo 5:10). Cờ bạc được thấy rõ nhất qua việc tập trung vào lòng yêu tiền bạc và không thể phủ nhận được việc cám dỗ người ta bàng lời hứa giàu có nhanh chóng và dễ dàng.
Cờ bạc có gì sai? Cờ bạc là hậu quả của sự nghèo khó bởi vì nó là hành vi vất bỏ tiền cho dầu chỉ làm cách tiết chế hoặc trong vài trường hợp nhỏ không được xem tội lỗi. Người ta vất bỏ tiền trong đủ thứ hành động. Cờ bạc là hình thức không nhiều thì ít là việc vất bỏ tiền hơn là xem Ti vi, ăn uống những bửa ăn đắt tiền không cần thiết, hay mua sắm những món hàng không có giá trị. Vào những lúc như thế sự thật là tiền bạc đã bị vất bỏ vào những điều khác không xem là cờ bạc. Tiền bạc không nên vất bỏ. Sự dư thừa tiền bạc nên được để dành cho những nhu cầu công việc Chúa trong tương lai đừng làm mất đó trong việc cờ bạc.
Quan điểm Kinh Thánh về cờ bạc: Trong lúc Kinh Thánh không ghi chép cụ thể về cờ bạc. Nó được xem là trò chơi may rủi hoặc may mắn. Thí dụ trong Lê Vi Ký về việc rút thăm cầu may được dùng để chọn lựa giữa một con dê dâng hiến và một con dê thả ra. Giô suê rút thăm để quyết định trong việc chia phần đất cho các chi phái. Nê-Hê-Mi dùng cách rút thăm để quyết định ai sống bên trong Giê ru sa lem và ai không được. Các môn đồ dùng cách rút thăm để quyết định người sẽ thay thế Giu Đa. Châm ngôn 16:33 nói “Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhứt định do nơi Ðức Giê-hô-va mà đến.” Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói cờ bạc là hình thức giải trí hay được trình bày như là việc được chấp nhận của người theo Chúa.
Sòng bạc và chơi sổ số: Sòng bạc là nơi sắp đặt đủ loại mưu đồ của thị trường để dụ dỗ người chơi bài bạc lao vào may rủi để có càng nhiều tiền càng tốt. Họ thường cho chơi rẻ và cho không rượu để khuyến dụ người nghiện rượu, bằng cách ấy làm giảm đi khả năng quyết định sáng suốt. Mọi thứ trong sòng bạc đều là gian lận để lấy thật nhiều tiền và không cho nó quay trở lại, ngoại trừ cho thỏa mãn sự trống rỗng và phù du. Sổ số được cố gắng mô tả sinh động như là việc gây quỹ giáo dục hoặc xã hội. Tuy nhiên nhiều bài học cho thấy người mua vé số là người ít có cơ hội xài tiền trên các vé số. Sức quyến rũ của việc nhanh chóng làm giàu là sự cám dỗ quá lớn cho những người liều lĩnh kềm chế. Cơ hội trúng số rất nhỏ vô cùng, nó là kết quả của nhiều cuộc đời đã bị phá hoại.
Tại sao chơi sổ số đi đến sự không đẹp lòng Chúa: Nhiều người nói rằng họ chơi sổ số hay cờ bạc là để kiếm nhiều tiền để có thể dâng hiến cho nhà thờ hay để cho các mục đích từ thiện khác. Trong khi điều này có thể là động cơ tốt, thực sự thì ít có người nào dùng chiến thắng bài bạc cho mục đích kính sợ Đức Chúa Trời. Nhiều bài học cho thấy rằng đa số người trúng số vài năm sau lại rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn trước khi họ trúng số. Giả thử nếu có một ít người dâng hiến cho các mục đích từ thiện. Hơn nữa Đức Chúa Trời không cần dùng tiền bạc chúng ta để làm giàu cho công việc Chúa trên đất này. Châm ngôn 13:11 nói “Tiền bất nghĩa ắt phải ra đi; Còn ai lấy tay làm việc dần dần sẽ được thêm của nhiều lên.” Đức Chúa Trời tể trị và cung cấp những nhu cầu của Hội Thánh thông qua các phương tiện chân thật. Đức Chúa Trời có được vinh hiển khi tiền dâng là tiền buôn thuốc phiện hay tiền trộm cướp không? Đức Chúa Trời cũng không muốn hay cần đến tiền của người trộm cắp kẻ nghèo bằng sự cám dỗ trở nên người giàu.
I Ti-mô-thê 6:10 “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Hê-bơ-rơ 13:5 tuyên bố rằng “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” Ma-thi-ơ 6:24 cho biết “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Ðức Chúa Trời lại làm tôi tiền bạc nữa.”