Phục Truyền

Câu hỏi 7: Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời như thế nào?

Trả lời: Tin Lành cho biết nhiều điều chúng ta có thể tìm biết về Đức Chúa Trời. Những ai xem xét lời giải thích này có thể tìm được sự giúp đỡ đầy đủ trong việc đọc xuyên suốt toàn bộ; tiếp theo trở lại và tìm kiếm những đoạn Kinh Thánh lựa chọn để có thể hiểu cách rõ ràng hơn. Tham khảo Kinh Thánh là điều rất cần thiết vì không bởi quyền của Kinh Thánh thì những lời ghi chép này không khác gì lời của con người mà chính nó thường không hiểu biết đúng về Đức Chúa Trời (Gióp 42:7) Phải nói rằng điều quan trọng của chúng ta là cố gắng làm nhẹ hẳn đi sư hiểu biết về Đức Chúa Trời! Như vậy là không tốt vì làm thế chúng ta sẽ là nguyên nhân nêu lên, theo đuổi và thờ phượng một tà thần ngược lại với ý muốn của Ngài (Xuất Ê Díp Tô ký 20:3-5) Chỉ những gì chính Đức Chúa Trời lựa chọn được khải thị mới có thể biết được. Một trong những thuộc tính của Đức Chúa Trời là “Sự sáng” nghĩa là chính Ngài tự khải thị bằng những thông tin về chính Ngài.(Ê-sai 60:19; Gia cơ 1:17) Quả thật rằng Đức Chúa Trời đã khải thị sự hiểu biết về chính Ngài không tầm thường để bất kỳ ai trong chúng ta tiến thẳng vào sự yên nghỉ của Ngài (Hê-bơ-rơ 4:1). Tạo hóa, Kinh Thánh, và Lời trở nên xác thịt (Chúa Giê Xu Christ) sẽ giúp đỡ chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?
Hãy bắt đầu bằng sự tìm hiểu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa và chúng ta là một phần trong sự tạo dựng của Ngài. ( Sáng thế ký 1:1; Thi Thiên 24:1) Đức Chúa Trời phán rằng con người được tạo nên giống như hình ảnh của Ngài. Con người trên các tạo vật khác và được cai trị trên muôn loài vạn vật (Sáng thế ký 1:26-28) Con người bị sa ngã hư hoại nhưng nhanh chóng được giúp đỡ bởi công việc của Ngài (Sáng thế ký 3:17-18; Rô Ma 1:19-20) Nhờ xem thấy sự vĩ đại, phức tạp và vẻ đẹp của tạo vật mà chúng ta phải kính sợ Ngài.
Xin hãy xem qua một số danh xưng của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?
Những danh xưng như sau:
– Ê-Lô-Him: Thần mạnh mẽ (Sáng thế ký 1:1)
– A-Đô-Nai: Cứu Chúa, như là một vị chủ trong mối quan hệ với đầy tớ. (Xuất Ê Díp Tô ký 4:10,13).
– Ên-Ê-Ly-Ôn: Thần cao nhất, mạnh nhất ( Sáng thế ký 14:20)
– Ên-Roi: Thần mạnh chưa từng thấy ( Sáng thế ký 16:13)
– Ên-Sa-Đai: Đức Chúa Trời quyền năng (Sáng thế ký 17:1)
– Ên-Ô-Lam: Đức Chúa Trời đời đời (Ê-sai 40:28)
– Chúa Giê Hô Va: “TA LÀ”, Nghĩa là Đấng Tự Hữu (Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:13,14)
Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét những thuộc tính của Đức Chúa Trời thêm. Đức Chúa Trời đời đời có nghĩa là không có điểm bắt đầu và sự hiện hữu của Ngài không bao giờ chấm dứt. Ngài là Đấng bất tử, vô hạn (Phục truyền luật lệ ký 33:27; Thi Thiên 90:2; I Ti-mô-thê 1:17). Đức Chúa Trời không hề thay đổi nghĩa là Ngài vẫn y nguyên, điều này nghĩa là Đức Chúa Trời hoàn toàn đáng tin cậy (Ma-La-Chi 3:6; Dân-số-ký 23:19; Thi Thiên 102:26,27) Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị, nghĩa là không có vị thần nào giống như Ngài trong công việc hay bản chất. Ngài là Đấng hoàn toàn (II Sa-mu-ên 7:22; Thi Thiên 86:8 Ê-sai 40:25; Ma-thi-ơ 5:48) Đức Chúa Trời không dò được nghĩa là không với tới được, không thể tìm được, sự hiểu biết về Ngài hòan toàn không thể dò (Ê-Sai 40:28; Thi Thiên 145:3; Rô-ma 11:33,34).
Đức Chúa Trời công chính nghĩa là Ngài đối xử mọi người như nhau không thiên vị (Phục truyền luật lệ ký 32:4; Thi Thiên 18:30). Đức Chúa Trời toàn năng nghĩa là Ngài có tất cả quyền lực, Ngài có thể làm mọi điều tốt đẹp phù hợp với tính cách của Ngài ( Khải thị 19:6; Giê-rê-mi 32:17,27) Đức Chúa Trời toàn tại nghĩa là Ngài luôn hiện diện, khắp nơi đều có Ngài, điều này không có nghĩa là mọi vật đều là Đức Chúa Trời (Thi Thiên 139:7-13; Giê-rê-mi 23:23). Đức Chúa Trời toàn tri nghĩa là Ngài biết từ quá khứ, hiện tại đến tương lai ngay cả những ý nghĩ thoáng qua, bởi vì Ngài biết mọi điều nên sự phán xét của Ngài luôn luôn thực hiện cách công bằng ( Thi Thiên 139:1-5; Châm ngôn 5:21).
Đức Chúa Trời duy nhất không chỉ có nghĩa không có ai khác mà cũng còn có nghĩa là Đấng duy nhất có thể hiểu những nhu cầu và sự khao khát tận nơi đáy lòng chúng ta và là Đấng duy nhất xứng đáng cho sự thờ phượng và tin kính của chúng ta. (Phục truyền luật lệ ký 6:4). Đức Chúa Trời công bình nghĩa là Đức Chúa Trời không bỏ qua những việc sai quấy. Vì sự công bình và công lý mà Đức Chúa Giê Xu phải trãi qua sự phán xét của Đức Chúa Trời thay cho tội lỗi của chúng ta để chúng ta được tha thứ tội ( Xuất Ê-Díp-Tô ký 9:27; Ma-thi-ơ 27:45-46; Rô-ma 3:21-26).
Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị nghĩa là Ngài cực đại, tất cả những tạo vật đặt dưới quyền Ngài, Những vật biết được hoặc không biết được đều không thể cản trở mục đích của Ngài (Thi Thiên 93:1; 95:3; Giê-rê-mi 23:20). Đức Chúa Trời thần linh nghĩa là không thể thấy được Ngài (Giăng 1:18; 4:24). Đức Chúa Trời Ba ngôi nghĩa là cả Ba ngôi hiệp một cùng một thực thể, tương đương về quyền năng và vinh hiển. Chú ý những đoạn đầu của Kinh Thánh ghi về Đức Chúa Trời bằng danh từ đơn mặc dầu hình thức có Ba ngôi phân biệt – Cha, Con, Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19; Mác 1:9-11). Đức Chúa Trời chân thật nghĩa là Ngài hòa hợp với tất cả những gì thuộc về Ngài, liêm khiết và không thể nói dối (Thi Thiên 117:2; 1 Sa-mu-ên 15:29).
Đức Chúa Trời thánh khiết nghĩa là Ngài tách rời khỏi mọi ô uế về đạo đức và thù ghét với những điều ấy. Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả những điều tội ác và Ngài giận những điều đó. Kinh Thánh khi nói về sự thánh khiết thường dùng hình ảnh lửa. Đức Chúa Trời được ví sánh là ngọn lửa hay thiêu đốt (Ê-Sai 6:3; Ha-ba-cúc 1:13; Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:2,4,5; Hê-bơ-rơ 12:29). Đức Chúa Trời nhân từ – Điều này bao gồm sự khoan dung, thương xót, lòng tốt, yêu thương- Những từ ngữ này diễn tả sắc thái của lòng độ lượng của Ngài. Nếu không bởi ân điển của Đức Chúa Trời thì tất cả thuộc tính của Ngài không cho chúng ta được thừa hưởng gì từ nơi Ngài cả. Thật tạ ơn Chúa chúng ta không rơi vào trường hợp như vậy, nhưng Ngài xem xét biết từng cá nhân chúng ta. (Xuất Ê-Díp-Tô ký 34:6; Thi Thiên 31:19; I Phi-e-rơ 1:3; John 3:16; John 17:3)
Đây chỉ mới là nổ lực khiêm tốn để trả lời câu hỏi về Đức Chúa Trời cao cả. Xin vui lòng cố gắng nhiều hơn để tiếp tục tìm kiếm Ngài. (Giê-rê-mi 29:13)