Chương V
PHONG TRÀO HỘI THÁNH BẢN XỨ
TỪ 1927 – 1941
Sau 16 năm khai khẩn và gieo giống, Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại Ðông Dương đã thấy mục tiêu thứ nhất đạt được vào tháng 3.1927, sự tổ chức các Hội thánh địa phương ở rải rác khắp cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, và vài nhóm Tin Lành ở Kamphuchia thành một đoàn thể quốc gia, Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Tuy nhiên, tên này phải chịu những đổi thay qua các năm, năm 1927, có tên chính thức là Hội Tin Lành Ðông Pháp (The Evangelical Church of French Indochina) được chấp nhận. Năm 1930, khi hiến chương Hội thánh được duyệt lại lần thứ nhất, từ “Việt-nam’ được xen vào trong danh hiệu Hội thánh ngay trước từ ‘Ðông Pháp’. Theo sau sự lật đổ chế độ Pháp vào cuối thế chiến thứ II, từ ‘Ðông Pháp’ được loại bỏ ngay. Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1950 cuối cùng chấp nhận danh hiệu ‘Hội thánh Tin Lành Việt-nam’ (The Evangelical Church of Vietnam) cộng với tính từ ‘thánh’ vào danh từ Hội mà nhiều đại biểu đã chỉ ra, có thể áp dụng cho bất cứ hội hoặc hiệp hội thế tục nào[1] .
TÌNH HÌNH TẠI VIỆT-NAM: Nền kinh tế khủng hoảng năm 1927 đã có những tiếng dội trong các công trường truyền giáo khắp thế giới. Tại Việt-nam, những hậu quả đầy trọn trên kinh tế của xứ đến sau đó vài năm, đặc biệt vào đầu thập niên 1930. Những thuộc địa và các xứ bảo hộ Ðông Dương cũng ràng buộc với hệ thống kinh tế của Pháp, như là nguồn chính các nguyên liệu cho các kỹ nghệ Pháp, và như vậy cũng đồng cam chịu những hiệu quả của kinh tế khủng hoảng. Nhưng sự khủng hoảng này trức tiếp ảnh hưởng đến các hãng của Pháp đang khai thác những tài nguyên Ðông Dương và được kiểm soát chung với một số Hoa kiều xuất vốn hầu hết các ngành kỹ nghệ và thương moại lớn ở xứ Ðông Dương[2] . Người Việt-nam đã được hưng thịnh trong các kỹ nghệ nhẹ hay xuất cảng gạo, chẳng bao lâu trở thành nạn nhân của kinh tế khủng hoảng, và mắc nợ Ngân Hàng Ðông Dương và những ngân hàng Pháp đã cho vay tiền. Tuy nhiên, quần chúng trong dân gian như người ta trông đợi, thấy gánh nặng thuế khóa tăng thêm trong khi lợi tức bị giảm xuống tới mức tối thiểu. Thật thế, lợi tức của họ thật đã bị thủ tiêu bởi thuế thân của họ[3] . Ðồng thời, các thực dân Pháp tăng sự chiếm hữu đất đai, trong hầu hết các trường hợp chỉ thiệt hại cho người bản xứ, từ một số diện tích 11.390 hécta năm 1890 tới cỡ một triệu hécta năm 1939.
Khi những phong trào Cần Vương (Rovalist) đuổi người ngoại quốc và lập lại sự độc lập quốc gia, đã trải qua một chuỗi thất bại trong Ðệ nhất thế chiến, nhiều thủ lãnh quốc gia đã thử hoàn tất những cải cách khiêm nhượng qua sự hợp tác với chế độ thực dân Pháp. Tuy nhiên, chương trình của họ bị thẳng tay bác bỏ và một lần nữa họ phải quay lại với những tổ chức kín và những phương thức bạo động vào giữa thập niên 1920[4] . Trong số các đảng chính trị có hai đảng thế lực nhất là Việt-nam Quốc Dân Ðảng và Ðông Dương Cộng Sản Ðảng. Cả hai đã giữ vai trò quan trọng trong sự tranh đấu của người Việt-nam trải 40 năm vừa qua. Cả hai đều nhắm mục đích lật đổ ách thống trị của Pháp và thiết lập một nước cộng hòa. Quốc Dân Ðảng thành lập tháng 12.1927, dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, khởi sự một cuộc tổng khởi nghĩa năm 1930 trong các thành phố Hà-nội, Hải dương, Bắc giang, Phú thọ, Yên bái (Bắc Việt). Tuy nhiên, phong trào chứng tỏ là chưa thành thục và cuộc nổi loạn bị chà nát mau chóng. Quốc Dân Ðảng bị ngắt ngọn và 13 vị thủ lãnh trên hết, kể cả Nguyễn Thái Học phải lên máy chém ở Yên Bái năm 1931. Sự lu mờ của những người Quốc Dân Ðảng trên đấu trường chính trị được kết hợp với một sự nổi dậy mau chóng của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Ðảng này thật ra là sự dung hợp của 3 đảng Cộng sản đối địch nhau, ấy là Việt-nam Thanh niên Cách Mạng Ðồng Chí Hội, cũng được gọi là An-nam Cộng sản Ðảng, Ðảng Cộng sản Ðông Dương và Tân Việt Cách Mạng Ðảng, đã điều hành tại Việt-nam, Hoa Nam và Thái lan từ giữa thập niên 1920. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, biệt hiệu là Lý Thụy và ngày nay ai cũng biết là Hồ Chí Minh. Ðảng Cộng sản Ðông Dương Thống nhất hiện ra trên cảnh trí tháng 1.1929, và binh vực chính nghĩa của công dân và nông dân. Ðảng long trọng hứa hẹn trong bản tuyên ngôn ra năm 1929 ‘Chúng tôi muốn giao các xưởng máy cho các công nhân, ruộng đất cho nông dân, nguồn lợi tức cho nhân dân, quyền hành cho các hội nghị các đại biểu của các tầng lớp công nhân trong xứ’. Sự hưởng ứng bản tuyên ngôn là tức thời và lan rộng, nhất là về phần người nông dân đang chịu cảnh đói kém kéo dài năm 1930.
Ðể sánh kịp với sự nổi dậy của Quốc Dân Ðảng, người Cộng sản tổ chức quần chúng biểu tình đông đảo nông dân trong tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng Ngãi (Bắc và Trung kỳ) hủy diệt guồng máy chính quyền địa phương và thiết lập các “Xô Viết” địa phương, và các chế độ cách mạng trong các tỉnh này trong vòng mấy tháng. Cuộc nổi dậy này về sau cũng lan rộng vào Nam, kèm theo sự ám sát và hành quyết nhà chức trách Việt-nam đáng ghét đã phục vụ chế độ thuộc địa và bởi sự hủy diệt các thị sảnh và các sổ sách thuế má. Phong trào cũng bị đàn áp tàn nhẫn bởi người Pháp đã dùng chiến thuật oanh tạc trên không và sự khủng bố của đoàn quân Lê dương trên đất. Romain Rolland, một tác giả Pháp, cầm đầu một ủy ban điều tra chính thức hai cuộc nổi dậy, liệt kê 699 vụ hành quyết không xét xử năm 1930, cũng như có 3.000 người bị bắt, 83 án tử hình, 548 án khổ sai chung thân cho cả hai đảng cách mạng. Năm 1932, một số ước chừng 10.000 tù nhân chính trị ở rục xương trong tù, trong khi một số lớn người Cộng sản và Quốc Dân đảng bị xử tử.
Nhiều nhà ái quốc, thay vì theo những đảng chính trị chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa có vũ trang, lựa một con đường ôn hòa hơn, họ gắng sức hiểu biết cặn kẽ văn hóa và kỹ thuật Pháp và sửa lại, lẽ cố nhiên là lần lần, những tập quán và lối sống đã có từ ngàn xưa của quốc dân. Một thủ lãnh canh tân tại Trung kỳ nói: “Chúng ta yếu đuối và bị đàn áp vì chúng ta không muốn bước ra khỏi con đường hết hoạt động của chúng ta”. Trong cố gắng canh tân chung này để làm tươi trẻ lại xã hội Việt-nam, nhiều nhà cải cách lợi dụng sự truyền bá rộng quốc ngữ để phổ biến sứ điệp của họ cho quần chúng. Hai trong các nhóm các ảnh hưởng nhất, đã góp phần vào sự phát triển những khái niệm mới về cuộc đời bằng cách ghi vào trí não dân chúng một sự tổng hợp cân xứng ít hay nhiều các tư tưởng Tây và Ðông Phương, là các ban biên tập của tập san Ðông Dương Tạp Chí, và Nam Phong Tạp Chí, và các nhà xuất bản tương đối của họ. Mặc dầu họ khởi sự vào đầu thế kỷ, nhưng điểm chạm mạnh nhất của họ được cảm xúc giữa các thập niên 1920 bởi một phong trào cấp tiến hơn, cầm đầu bởi các văn sĩ trác tuyệt của Tự Lực Văn Ðoàn. Trong cuốn sách danh tiếng “Mười Ðiều Tâm Niệm” của Hoàng Ðạo, một trong số thủ lãnh, lấy việc ‘theo cái mới, theo hoàn toàn không ngần ngại’ làm giáo điều đầu tiên và chủ chốt của người Việt-nam. Các văn sĩ và các phóng viên đã sắp đặt một hợp đồng tấn công những điều mê tín, phong tục cổ và những lạm dụng đã gây tai ách cho đời sống gia đình và xã hội Việt-nam. Còn những nhóm khác cũng khua chuông đòi cải cách xã hội theo đường hướng xã hội trong các báo định kỳ của họ: La Lutte, Le Militant, Le Travail, Ðn Avant (?), Hà-thành thời báo và Tin Tức, v,v…
Trong Ðịa hạt tôn giáo, sự xuất hiện và tăng trưởng mau lẹ của hai tôn giáo Cao Ðài và Hòa Hảo ở Nam kỳ từ năm 1920 đã đưa vào một kỷ nguyên mới tranh đấu gay go chẳng những để giành quyền độc lập quốc gia mà còn cho linh hồn của nhân dân Việt-nam, đặc biệt là ở Nam kỳ và Trung kỳ.
HỘI ÐỒNG TỔNG LIÊN HỘI CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT-NAM NĂM 1927:
Như đã nói ở trên, năm 1927, thấy sự tốt nghiệp đầu tiên của các học viên thần học Tin Lành tại Việt-nam, buổi lễ tấn phong đầu tiên các mục sư được huấn luyện tại địa phương, và Hội đồng Hiến chương đầu tiên của Hội thánh bản xứ.
Những Hội đồng được triệu tập hằng năm tại Tourane từ năm 1924, những Hội đồng này chuyên độc cho sự gây dựng thuộc linh của các mục sư, tín hữu Việt-nam, với sự nhấn mạnh trên cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Hội đồng năm 1927, cũng họp tại Tourane từ ngày 5-13/3, khởi sự tổ chức các Hội thánh địa phương tại Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ thành một Hội thánh quốc gia[5] . Hội đồng gồm có 50 đại biểu, kể cả 4 đại biểu tín hữu, đại diện cho 7 Hội thánh tự trị, tự lập và 7 hội nhánh. Mục sư A. C. Snead, Bí thư Hải ngoại Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp và Mục sư Jaffray, Chủ nhiệm công trình Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại Hoa Nam và Ðông Dương, đã đem những sứ điệp Kinh Thánh và ban sự dạy dỗ về nguyên tắc và thể thức cho cuộc điều hành đúng đắn của Ban Hành Pháp quốc gia (Ban Trị Sự Tổng Liên Hội).
Cộng thêm vào sự báo cáo về các Hội thánh tương đối của họ, các đại biểu xem xét kỹ về các nguyên tắc hướng dẫn để soạn thảo một hiến chương và chỉ định một ủy ban để thảo một bản nháp chung với 5 vị giáo sĩ. Muốn nâng cao địa vị và uy tín của Hội thánh, đặc biệt là sự liên hệ với chính quyền, Hội đồng quyết định đi những bước chính đáng để tìm sự công nhận của chính quyền. Cũng tại Hội đồng này, theo sáng kiến riêng của họ, những đại biểu cùng chung với 70 người nam và nữ đến dự Hội đồng, lạc hiến 148,80 đồng vào chi phí chung của Hội đồng. Ðiều này đã được Hội Truyền giáo bảo đảm trước. Hội đồng cũng quyết định lạc quyên giữa vòng các Hội thánh địa phương 5.000 đồng để xây cất các nhà ngủ mới và các tiện nghi khác cho Trường Kinh Thánh tại Tourane. Một Ban trị Sự Tổng Liên Hội lâm thời được bầu cử cho một năm, gồm có: Mục sư Hoàng Trọng Thừa, Hội Trưởng, Mục sư Trần Dĩnh, Phó Hội Trưởng, Mục sư Dương Nhữ Tiếp, Thư ký, ông Nguyễn Thành Long, Tư hóa, Mục sư Lê văn Long, Nghị viên. Rất thích thú mà chú ý rằng các đại biểu lấy đó làm quan điểm để tuyển chọn ‘một đại biểu tín đồ có khả năng và tư cách’, hầu lo lắng những vấn đề tài chính của Hội đồng và thậm chí cũng đặt thành qui tắc trong biểu quyết đầu tiên được chấp nhận trong Hội đồng lịch sử này. Bất hạnh thay, luật lệ này bị một Hội đồng khác loại bỏ.
HIẾN CHƯƠNG NĂM 1928:
Trong số những hiến chương đề nghị đã từng được đệ trình, thảo luận, chấp nhận bởi các Hội đồng Tổng Liên Hội của Hội thánh Tin Lành Việt-nam trong 60 năm lịch sử, thì bản hiến chương của năm 1928 là dài nhất[6] , với những điều khoản tỉ mỉ từng chi tiết cho hầu hết mỗi vấn đề có thể xảy ra trong bất kỳ Hội thánh Tin Lành ở đâu.
Dầu Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1927 đã chỉ định một Ban các mục sư Việt-nam để làm việc chặt chẽ với ủy ban giáo sĩ, Bản thảo phần chính được soạn thảo với ủy ban giáo sĩ. Ban này gồm có: J. D. Olsen, E. F. Irwin, Wm. Cadman, D. I. Jeffrey, I. R. Stebbins, tự họ cũng chia làm 2 phe: một bên nhấn mạnh rằng tất cả điều Hội thánh trẻ này cần là ‘bản dịch hiến chương của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp USA’, còn những người khác biện luận rằng bản hiến chương ấy ‘không đầy đủ’ và quá đơn sơ đối với Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Cuộc tranh luận trở nên sôi nổi và càng phức tạp hơn bởi thật sự là ‘mỗi người đã đến từ một giáo phái khác’. Dầu cuối cùng quan điểm trước được bỏ qua, những người ủng hộ thật đã cảnh cáo rằng một hiến chương chi tiết và nghiêm khắc phải được thủ lãnh Việt-nam dùng ‘như họ sử dụng Kinh Thánh’ và họ sẽ ‘coi mọi sự trong đó như những luật lệ vững bền, cứng rắn’. Ban Trị Sự Tổng Liên Hội có đóng góp vài ý và thay đổi nhỏ trước khi đệ trình bản thảo lên Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1928 duyệt xét.
Một sự tranh luận có ý nghĩa khai triển quanh sự lựa chọn một tên xứng hiệp cho Hội thánh. Mục sư Lê văn Long nhấn mạnh sự dùng tên Hội Tin Lành Việt-nam thay cho Hội Tin Lành Ðông Pháp, và được ông Cadman ủng hộ. Nhưng bởi đa số giáo sĩ và hội viên quốc gia của hai Ban Trị Sự xem chừng quan tâm đến phản ứng của chính quyền hơn là cảm xúc của nhân dân Việt-nam, đã quyết định dùng tên thứ hai, như đã nói trên, sau này được đổi lúc chính quyền Pháp bị lật đổ. Vì hiến chương năm 1928 qui định sự tổ chức, chính sách, thể thức cho phần lớn Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt-nam, sự phân tích ngắn ngủi tài liệu này có thể giúp ích cho sự hiểu biết cơ hành của Hội.
Hiến chương năm 1928 gồm có 37 khoản, 156 tiết, hầu hết gồm lại từ hai đến 10 phân chi. Những ‘Ðiều khoản của đức tin’ được phát biểu trong 16 tiết bao hàm các lẽ đạo chính của Tin Lành và có nhiều câu Kinh Thánh trưng dẫn ủng hộ. Nhấn mạnh đặc biệt đến sự tái sinh, thánh hóa, Chúa chữa bịnh, Ðấng Christ tái lâm, những điều khoản chủ yếu của đức tin Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp. Lẽ đạo thứ tư chẳng những được bàn luận trong những tiết thần học mà cũng được liệt kê dưới một phần khác như là một trong các mục đích của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Mục đích của Hội thánh sẽ là… khiến sự tái lâm của Chúa mau đến (Math. 24:14), bởi các thuộc viên giúp sức trong việc truyền bá Tin Lành khắp thế gian, tùy theo khả năng và cơ hội, trong sự vâng phục nhiệm mạng của Ðấng Christ ban truyền trong Math. 28:19-20 và Mác 16:15-16. Bốn lẽ đạo này được coi là quan trọng cho sự tồn tại của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đến nỗi chúng được tiêu biểu là thập tự giá, chim bồ câu, cái bình và mão miện, được khắc trong con dấu chính thức của Hội thánh Tin Lành Việt-nam trong mọi cấp bậc bởi mọi ngành cho đến ngày nay.
Muốn cầu lễ Báp-têm để trở nên thuộc viên của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, một người không những ‘phải ăn năn thật và tin Chúa Jêsus Christ làm Chúa và Cứu Chúa mình’ nhưng còn phải ‘thường xuyên nhóm với Hội thánh để nghe và học biết về Tin Lành … làm chứng trước mặt người đời’ và ngoài các nghĩa vụ khác, ‘vui lòng đóng góp phần tài chính cấp dưỡng Hội thánh’. Người ấy phải từ bỏ dùng á-phiện, thuốc điếu, … và từ bỏ cờ bạc và gạt bỏ ‘những mê tín dị đoan, xin xăm, coi bói, sử dụng thuật bói khoa để lựa chọn chỗ chôn cất’.
Ðể tiếp xúc với vấn đề nhạy cảm đã từng đối đầu với Hội thánh Ðấng Christ tại Ðông Á, cả người Công Giáo Lamã lẫn Tin Lành, liên hệ đến sự thờ cúng tổ tiên, bản Hiến chương ghi rõ rằng một thuộc viên Hội thánh Tin Lành Việt-nam phải ‘dẹp bỏ hình tượng và từ bỏ thờ cúng tổ tiên’ và ‘thôi không hành nghề không xứng đáng với Tin Lành như bán rượu, thuốc hút hoặc những điều thuộc về sự thờ hình tượng (sự thờ cúng tổ tiên được các giáo sĩ coi là một hình thức khác của sự thờ thần tượng), tỉ như ‘nhang đèn, tiền mã’. Trong một sự trưng dẫn kỳ lạ, Ủy ban Hiến chương rõ ràng chịu ảnh hưởng của mấy giáo sĩ Mỹ có ý thức về chế độ nô lệ, cố thêm ‘tình trạng nô lệ’ vào danh sách nghề nghiệp không xứng đáng với Tin Lành. Sự trưng dẫn này ít có ý nghĩa trong xã hội Việt-nam nơi mà chế độ nô lệ thực tiễn không có.
Ðiều khoản VIII, tiết 1 qui định rằng ‘người nào loạn nghịch, chống chính phủ không thể là thuộc viên Hội thánh Tin Lành Ðông Pháp (Rôma 13:1-7). Sự giải thích Rôma 13:1-7 và sự áp dụng trong trường hợp này và áp dụng trong trường hợp này là một điều quan tâm đặc biệt nhất là khi người ta xét vấn đề đối chiếu với bối cảnh chính trị tại Việt-nam trong một thời kỳ mà người Việt-nam ái quốc có thể trông mong gia nhập các phong trào cách mạnh để giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của người Pháp. Tuy nhiên, quan điểm phân rẽ Hội thánh và quốc gia riêng ra được bày tỏ bằng những lời rõ ràng trong điều khoản chót của hiến chương ‘Hội thánh Tin Lành Ðông Pháp khẳng định sự trung thành với chính phủ và không bao giờ chứa chấp một phong trào nào chống với chính phủ. Hội quyết định không bàn về chính trị, hoặc các vấn đề khác ngoài mục đích của tổ chức này’. Mục đích của Hội thánh Tin Lành Việt-nam chỉ đơn giản là ‘tập hợp thành một xã hội thuộc linh của người An-nam (Việt-nam) ở khắp cả xứ Ðông Pháp thờ phượng Ðức Chúa Trời và tin Tin Lành của Chúa Jêsus Christ, như bày tỏ trong Kinh Thánh ‘để thiết lập các Hội thánh ở khắp Ðông Dương hầu cho những Cơ-Ðốc nhân An-nam có cơ hội họp chung nhau thờ phượng Ðức Chúa Trời Ba Ngôi’ để giảng Tin Lành và làm chứng cho mọi người An-nam trong suốt cả xứ Ðông Dương và ‘làm cho Chúa Jêsus mau tái lâm.’
Trong sự tổ chức, hiến chương phân biệt ba cấp của cơ cấu Hội thánh: ‘Hội thánh địa phương, Ðịa hạt liên hội và Tổng Liên Hội’. Mỗi cấp có một hiến chương riêng với Hội đồng riêng (hoặc Hội đồng thường niên). Các Chủ nhiệm và Ban trị sự riêng. Mỗi Hội thánh địa phương có quyền đầy đủ để điều khiển việc riêng (mời mục sư và phó mục sư, bầu cử chấp sự, ban trị sự và soát sổ viên, xử lý các thuộc viên, gây ngân quỹ và sử dụng ngân quỹ để cấp dưỡng mục sư, các dự án địa phương cũng như các kế hoạch khó chung của Ðịa hạt và Tổng Liên Hội.
Một Hội thánh địa phương có tự do hoạch định chương trình tự khuếch trương và thiết lập cơ quan với Hội thánh mà thấy là thích hiệp với sự phát triển của Hội thánh, điều cần buộc duy nhất là Trường Chúa nhật và một số ‘Hội đồng’ để ‘bồi linh’ và để truyền giảng Tin Lành cho người chưa tin’, không có điều khoản cho sự tổ chức sinh hoạt bạn trẻ và phụ nữ, ban chứng đạo, lớp dạy Kinh Thánh cho thiếu nhi hoặc các giáo dục học đường.
Hội đồng Ðịa hạt gồm các Hội thánh địa phương ở trong một khu vực đặc biệt của xứ, được tổ chức không những trên cơ sở của lợi ích chung, nhưng cũng theo sự phân chia chính trị của xứ, mỗi ‘kỳ’ áp dụng luật lệ riêng đối với Hội thánh Tin Lành Ðông Dương. Mỗi Hội đồng Ðịa hạt cũng nhóm phiên họp hoàn toàn mỗi năm một lần, Hội đồng có quyền ‘cai trị và dự phần công việc của Hội thánh Tin Lành Ðông Dương trong Ðịa hạt riêng mình và quyết định những vấn đề có liên quan tới lợi ích chung của Hội đồng Ðịa hạt’. Các chức viên của Hội đồng Ðịa hạt gồm có một Hội trưởng (sau được gọi là Chủ nhiệm Ðịa hạt), một phó Hội trưởng, một thư ký, một tư hóa, hai soát sổ viên và các truyền đạo của Ðịa hạt. Những chức viên này, ngoại trừ các soát sổ viên và truyền đạo, cũng phục vụ như là Ban trị sự Ðịa hạt, chung với một số phái viên được bầu cử bằng phiếu kín tại Hội đồng Ðịa hạt.
Hội trưởng, thật ra đảm đương trách nhiệm lớn trong mọi công việc cả Ðịa hạt, được bầu cho một nhiệm kỳ hai năm. Ông phải cố vấn cho Hội thánh trong sự lựa chọn mục sư và cũng để giúp mục sư hay truyền đạo chưa có nhiệm sở, tìm được một Hội thánh. Vì không có khoản nào nói đến sự vun trồng Hội thánh mới hoặc bởi Hội đồng Ðịa hạt, hoặc bởi Ban trị sự Ðịa hạt sự khuếch trương Hội thánh, như một thật sự, được giao lại cho sáng kiến và tài năng ứng biến của Chủ nhiệm. Ông được ủng hộ trong sự cố gắng này do các truyền đạo trong Ðịa hạt là người di chuyển từ nơi này qua nơi khác dưới quyền phối trí của ông. Tuy nhiên, quyền tối hậu của Hội thánh Tin Lành Ðông Dương giao cho toàn thể các giáo hữu và họ lại phó thác cho các đại biểu, mà họ lựa chọn giữa vòng các thuộc viên của Hội thánh địa phương và gửi đi dự Hội đồng chung (hoặc Hội đồng Tổng Liên Hội).
Hiến chương cũng phân biệt rõ, vì những mục đích thực tiễn giữa các Hội thánh tự lập và các Hội thánh chưa tự lập. Trong khi Hội thánh tự lập được cử từ 2 đến 10 đại biểu đến dự Hội đồng Tổng Liên Hội, tùy theo số tín đồ, thì ở Hội thánh chưa tự lập chỉ có thể gửi một đại biểu (chính ông truyền đạo) là người có quyền bỏ phiếu nhưng không có quyền ứng cử vào một chức vụ nào. Ngay ở phạm trù này, còn có sự phân biệt giữa các Hội thánh ‘có thể cung cấp phân nửa’ những chi phí thông thường với các Hội thánh ‘chưa thể cung cấp phân nửa những chi phí’. Quyền và lợi của họ được đại diện bởi một đại biểu mà ‘không thể hoặc bỏ phiếu hoặc được ứng cử vào chức vụ’. Những luật lệ này phản ánh phần nào ‘hệ thống thang’ của thời kỳ từ năm 1911-1927, đặc biệt có ý thúc đẩy những Hội thánh mới thành lập trong cố gắng đạt đến địa vị tự lập. Hội đồng Tổng Liên Hội vận dụng quyền lực để ‘lập pháp về tất cả những vấn đề thuộc lợi ích chung cả Hội thánh Tin Lành Ðông Dương’ để xem xét và xử đoán mọi phân tranh về những giáo lý và hiến chương của Hội thánh, để ‘xem xét công việc và những biên bản của Hội đồng Ðịa hạt và Hội thánh địa phương, cùng khen ngợi, khiển trách… hoặc xử lý và cuối cùng để thiết lập các Hội đồng Ðịa hạt mới’.
Các tác giả hiến chương đã cố gắng áp dụng nguyên tắc ‘phân quyền bằng cách xác định chi tiết tỉ mỉ’ đoàn lập pháp và đoàn hành pháp của Hội thánh quốc gia với những cơ cấu và phần hành tương đối. Vì đoàn lập pháp chỉ gặp mỗi năm một lần và như một luật lệ, chỉ để hai hay ba ngày trong mỗi năm ngày Hội đồng hợp pháp để nghiên cứu Kinh Thánh và bồi linh, rất ít thì giờ còn lại để đắn đo cân nhắc và quyết định về nhiều vấn đề quan trọng đệ trình lên.
Một thật sự đáng chú ý là các chức viên của Hội đồng Tổng Liên Hội chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký – cũng cấu thành căn bản của Ban trị sự Tổng Liên Hội. Các thuộc viên khác của đoàn hành pháp cao nhất này đại diện cho các Hội đồng Ðịa hạt, hai người từ mỗi Ðịa hạt, một là chủ nhiệm của Ðịa hạt, còn vị kia được bầu bởi Hội đồng Tổng Liên Hội. Ban Chấp hành của Hội đồng Tổng Liên Hội chính thức được gọi, chẳng những có bổn phận ‘thực thi những luật lệ và các nghị quyết do Hội đồng Tổng Liên Hội thông qua’ nhưng cũng ‘cẩn thận điều tra về những nơi mà Tin Lành chưa rao giảng’ và ‘tìm phương pháp tốt nhất’ để gửi Tin Lành đến các nơi đó trong thì giờ và cách thức thuận lợi’. Ban Trị Sự cũng được quyền ‘khuyên và đòi hỏi các Hội thánh địa phương đóng góp tiền bạc để chuẩn bị cho chi phí chung’ của việc điều hành. Chỉ Ban Trị Sự này có quyền tấn phong mục sư và ‘hành động như là Ban Quản trị mọi tài sản của Hội thánh Tin Lành tại Việt-nam’. Hiến chương năm 1928 không có điều khoản nào cho sự vận động quyền tư pháp. Ðiều này thực tiễn được đảm bảo bởi Ban Chấp Hành của Hội đồng Tổng Liên Hội ít nhất cũng mải đến năm 1955.
Ðiều khoản 1, chương VI, của hiến chương có xác định sự liên hệ giữa Hội thánh Tin Lành Ðông Dương và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp như sau:
a). Hội Tin Lành Ðông Dương công nhận Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp là mẫu hội. Hội thánh Tin Lành quyết định bởi ân điển của Ðức Chúa Trời, bao giờ cũng với tất cả tấm lòng và tâm trí, theo Tin Lành và những lẽ thật thuộc linh như Hội Truyền giáo dạy.
b). Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp công nhận Hội thánh Tin Lành Ðông Dương là một Hội thánh tự trị, tự lập, có sự tổ chức riêng rẽ khỏi tổ chức của Hội Truyền giáo, và có quyền tự trị, không cần phải lệ thuộc vào mẫu hội.
c). Dầu hai Hội xã cơ hữu là riêng biệt và phân minh như thế hầu Hội xã này không lệ thuộc vào Hội kia, tuy nhiên cả hai đều công nhận là một trong Chúa Jêsus Christ. Lại nữa, hai Hội xã chỉ có một mục đích là khiến nhân dân Ðông Dương biết Chúa Jêsus Christ. Bởi vậy, hai Hội xã sẽ cậy quyền Chúa để giúp nhau trong mọi vấn đề thuộc sự rao giảng Tin Lành khắp cả xứ Ðông Dương. Tuy nhiên về mặt quản trị của Hội thánh Tin Lành Ðông Dương, Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp sẽ hành động với tư cách cố vấn mà thôi.
Tất cả những vấn đề mà Hội thánh Tin Lành Ðông Dương từng gặp phải trong 50 năm trong sự liên hệ với Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp phần lớn có thể truy đến sự giải thích và áp dụng các ước khoản trên về phần các thủ lãnh Hội thánh quốc gia, cũng như đại diện Hội Truyền giáo. Từ mơ hồ nhất đôi khi cả hai bên đều giải thích khác nhau dường như là ‘tư cách cố vấn’ của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp. Vì lẽ những Hội thánh chưa tự lập vẫn còn đặt dưới quyền giám thị của Hội Truyền giáo, một ban trị sự chung gồm có 5 nhân viên Ban Chấp Hành Tổng Liên Hội và 5 nhân viên Ban Chấp Hành Hội Truyền giáo được thiết lập để ‘kiểm soát’ và ‘sắp đặt’ cơ hành của các hội ấy. Hơn nữa, Ban Trị Sự Tổng Liên Hội được quyền giám thị các kế hoạch quan hệ của Hội thánh và Hội Truyền giáo, nhất là Trường Kinh Thánh Tourane và Nhà In Tin Lành ở Hà-nội. Trách nhiệm chính của sự cai quản nhà in Tin Lành tại Hà-nội, là nơi chẳng những chỉ phục vụ Hội thánh Tin Lành Việt-nam nhưng cả Thánh Thơ Công Hội, Hội anh em Thụy sĩ tại Nam Lào, các Hội thánh Tin Lành Kamphuchia và Lào, và trong vài trường hợp, cả các Hội thánh Pháp tại Ðông Dương, tiếp tục do Hội Truyền giáo cho đến Ðệ nhị thế chiến bùng nổ. Về Trường Kinh Thánh Tourane, phục vụ chuyên độc Hội thánh Tin Lành Việt-nam thì có một tiết hơi lạ của hiến chương câu ước rằng: “Trường sẽ tiếp tục ở dưới quyền bính của mẫu hội, nhưng Hội thánh Tin Lành Ðông Dương sẽ công nhận trường này như chính là Trường Kinh Thánh của Hội thánh Tin Lành và sẽ không lập Trường Kinh Thánh nào khác trừ phi Hội Truyền giáo cho phép. Ban Trị Sự chung sẽ thảo luận mọi vấn đề của Trường Kinh Thánh liên quan đến Hội thánh Tin Lành”. Sự sắp đặt này rõ ràng mâu thuẫn với các nguyên lý của Hội thánh bản xứ, dường như được ra lệnh bởi những lẽ tất yếu của thời cuộc, và thật ra phản ánh một chính sách lâu bền của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp coi Trường Kinh Thánh là một cơ quan hệ trọng cuối cùng phải chuyển qua cho sự lãnh đạo quốc gia trong một công trường truyền giáo. Ý Hội đồng Tổng Liên Hội 1928 sẵn lòng cầm lại không thiết lập một Trường Kinh Thánh khác ‘trừ phi Hội Truyền giáo cho phép’ dường như chỉ rằng mặc dầu sự tăng trưởng hơi nhanh trong vòng hơn 10 năm, Hội thánh quốc gia còn cảm thấy họ chưa được trang bị để gắng sức thực hiện chương trình huấn luyện lãnh đạo chỉ huy quan trọng nhất của cơ cấu Hội thánh một cách độc lập được. Mặt khác, đối với Hội Truyền giáo được coi là một trong những người biện hộ đứng hàng đầu của phong trào Hội thánh địa phương mà phải ghi ước khoản dự phòng này trong hiến chương (thay vì lấy đó làm một sự thỏa thuận giữa Ban Trị sự của Hội thánh và Hội Truyền giáo trên căn bản chuyển tiếp) rõ ràng có nghĩa là một sự ngờ vực căn bản, ít nhất cũng về phần mấy đại biểu của Hội Truyền giáo trong sự tự trị của Hội thánh non trẻ này.
Bởi chấp nhận hiến chương này Hội thánh Tin Lành trở nên đoàn thể tôn giáo đầu tiên tại Việt-nam áp dụng những nguyên tắc dân chủ và thể thức nghị viện trong cơ hành của hội. Tuy còn phải học qua nhiều kinh nghiệm buồn chán nhưng hiến chương này chứng tỏ là một sự hướng dẫn cần thiết cho sự lãnh đạo trên 20 năm, cho đến chừng Hội thánh Tin Lành Việt-nam đạt đến vóc giạc mới của Hội vậy.
TỔ CHỨC MỚI CỦA HỘI THÁNH: Hiến chương 1928 đưa vào một thời kỳ cố gắng hoạt động không ngừng để tổ chức và tái tổ chức cơ cấu của Hội thánh trên mọi cấp:
HỘI THÁNH ÐỊA PHƯƠNG: Hội thánh Tin Lành Ðông Dương công nhận theo điều khoản V, chương 1, tiết 3 và 5 của Hiến chương, sự phân chia Hội thánh địa phương thành hai phạm trù riêng biệt: Hội thánh tự dưỡng (tự lập) và Hội thánh cần bảo trợ (hoặc Hội thánh chưa tự lập như được chính thức gọi như vậy).
Một Hội thánh tự lập vì nó có thể cấp dưỡng cho mục sư và trả tất cả mọi chi phí điều hành, được quyền tự trị bằng cách lựa chọn mục sư và các vị chức viên, xuất ngân quĩ, quyết định chương trình xây cất, mở mang các dự án, tự khuếch trương của mình. Bởi vậy, ‘Hội thánh tự lập là Hội thánh bản xứ’ theo ý nghĩa đầy đủ nhất. Tình trạng độc lập được công nhận bởi Hội Truyền giáo đã tức khắc bỏ quyền bính trên công việc của Hội thánh. Những Hội thánh trong phân loại này cấu thành những thành phần của Hội đồng Tổng Liên Hội và Hội đồng Ðịa hạt, và là căn bản duy nhất của quyền độc lập khỏi Hội Truyền giáo. Dầu chỉ có 10 trong số 80 Hội thánh được tổ chức tại Việt-nam đạt tới tình trạng đó trong năm 1928, con số này tăng gấp đôi năm 1930, gấp tư năm 1932 và trong Ðệ nhị thế chiến, tất cả Hội thánh tại Việt-nam đã trở nên tự lập.
Một Hội thánh chưa tự lập không thể bảo đảm chi phí của mình, hoặc vì còn nhỏ, hoặc vì sự tương đối chưa thành thục của tín hữu, không được quyền tự trị. Hội ấy có thể bầu cử chức viên, nhưng mục sư, trong hầu hết các trường hợp chưa được thụ phong, được chỉ định bởi Ban Trị sự Ðịa hạt hoặc Ban Trị sự Tổng Liên Hội, và thường hơn, bởi Ban Trị sự chung. Vì lẽ Hội thánh như thế phải hướng về Hội Truyền giáo để được một phần sự trợ cấp tài chánh. Hội ấy cũng phải nhờ cậy sự hướng dẫn của các giáo sĩ, và tiếp nhận sự kiểm soát chung của Hội Truyền giáo lẫn các thủ lãnh Hội thánh quốc gia. Hầu hết các Hội thánh mới mở hoặc bởi Hội Truyền giáo hoặc bởi Hội thánh quốc gia, phải trải qua giai đoạn này trong quá trình đạt đến tình trạng độc lập. Nhờ nhịp độ tăng trưởng, sự dự phần của tín hữu trong vấn đề tài chánh, nhất là tình hình kinh tế khu vực, một Hội thánh có thể trở nên tự lập trong vòng vài tháng, hoặc cứ lần lữa hàng vài năm trong tình trạng cần được cấp dưỡng như trường hợp của mấy Hội thánh ở Bắc kỳ. Về phần tự dưỡng các Hội thánh ở Tam kỳ, vựa lúa của xứ, được ưu đãi hơn về kinh tế, mặc dù có sự khủng hoảng năm 1930 và như thế được bố trí để hội đủ điều kiện hơn các Hội thánh anh em ở Bắc kỳ.
Tuy nhiên, tại các Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1930, 1931, hai nghị quyết đã được thừa nhận cho phép đại biểu Hội thánh chưa tự lập bỏ phiếu (nếu đó là một truyền đạo được bổ chức) và cả vừa bỏ phiếu vừa ứng cử (ngoại trừ chức vụ chủ tịch [Hội trưởng] và Phó Hội trưởng), nếu đó là một mục sư được tấn phong, dầu Hội thánh mà người ấy đại diện chỉ có thể trả chưa đầy phân nửa của tổng số chi phí. Khi Hội thánh Tin Lành phát triển và số Hội thánh độc lập gia tăng, số bách phân các Hội thánh chưa tự lập giảm xuống từ 75% năm 1928 tới 49% năm 1930, 31% năm 1934, và tới 0% năm 1945.
CÁC HỘI ÐỒNG ÐỊA HẠT: Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1928 chia xứ làm hai Ðịa hạt: Ðịa hạt Bắc Trung bộ gồm lại Bắc kỳ và Trung kỳ, và Ðịa hạt Nam bộ bao gồm lãnh thổ Nam kỳ và tỉnh Bình thuận, phần cực Nam Trung kỳ. Công việc giữa vòng người Việt-nam kiều ngụ ở Kamphuchia cũng được đặt dưới quyền của Hội đồng Ðịa hạt Nam bộ.
Trong các Hội đồng Ðịa hạt nhóm tại Tourane và Mỹ tho năm sau, Mục sư Trần Xuân Phan được bầu làm Hội Trưởng Ðịa hạt Bắc Trung bộ và Mục sư Bùi Tự Do, Hội Trưởng Ðịa hạt Nam bộ. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông Do, cũng là người cầm đầu một toán Tin Lành tiền phong vào thời kỳ sau, các Hội thánh trong Ðịa hạt Nam phần tăng trưởng nhanh chóng. Các Hội thánh Ðịa hạt, cho đến năm 1927 phần lớn đã được thiết lập và chăn dắt bởi các vị mục sư đến từ Trung kỳ, năm 1930 trở nên Hội đồng Ðịa hạt dẫn đầu cả về số tín hữu lẫn mức độ tự lập. Năm 1934, ông Do được thay thế bởi Mục sư Lê văn Quế, người vì bịnh hoạn chỉ tại chức trong một thời gian ngắn ngủi. Năm 1939, Mục sư Kiều Công Thảo được bầu cử làm Chủ nhiệm của Ðịa hạt Nam bộ và là lợi khí để thành một chương trình tự lập mạnh mẽ và hữu hiệu trong các năm chiến tranh (từ ‘Chủ nhiệm’ được gọi từ thập niên 1940).
Nhận biết những khó khăn kỹ thuật liên can đến sự lãnh đạo Ðịa hạt để duy trì công việc Hội thánh trong hai thời kỳ khác nhau, mỗi Ðịa hạt có hình thức quản trị riêng và hệ thống luật pháp đặc biệt dưới ách thống trị thực dân, các Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1931 và 1932 hoạt động để thành lập hai Ðịa hạt riêng rẻ Bắc kỳ và Trung kỳ. Bắc hạt gồm Bắc kỳ và tỉnh Thanh hóa, các tỉnh ở phía Bắc Trung kỳ, trong khi Trung hạt bao gồm các tỉnh miền duyên hải Trung kỳ từ Nghệ-an đến Ninh thuận (Phan rang) để chừa lại miền Cao nguyên cho một kế hoạch quan trọng mà Hội thánh Việt-nam coi ‘như là Hội Truyền giáo cho các bộ lạc’, cần đồng công cộng tác chung với Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp.
Mục sư Lê văn Thái của Hội thánh Hà-nội đang phát triển, được cử làm Chủ nhiệm Bắc hạt năm 1932, và trở nên một thủ lãnh mạnh nhất trong vòng 20 năm. Cộng tác với các đại biểu Hội truyền giáo, ông Thái khai triển một chương trình thắng lợi trong việc vun trồng chừng 30 Hội thánh tại miền Trung châu thổ sông Hồng trước Ðệ nhị thế chiến. Ðịa hạt Trung kỳ, đã gửi đa số mục sư của mình đi Nam kỳ và Bắc kỳ trước năm 1927, tiếp tục cung cấp các công nhân cho hai Ðịa hạt anh em trong các thập niên 1930 và 1940 dầu ở một mức độ kém hơn. Dưới sự lãnh đạo của Mục sư Lê văn Long, Ðoàn văn Khánh, Ông văn Trung, Ðiạ hạt thiết lập được một chuỗi Hội thánh dọc theo miền duyên hải phía Nam Trung bộ, các tỉnh từ Quảng nam đến Khánh hòa (Nhatrang). Tuy nhiên, cố gắng của Ðịa hạt để bành trướng trong các tỉnh miền Bắc chỉ thâu được ít kết quả đặc biệt tại Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên. Dầu sức mạnh của Ðịa hạt trong sự tự lập và tự trị đã vượt hẳn Bắc hạt, thì cũng chẳng thể so sánh được với thế lực của Nam hạt khoe mình đã chiếm đến 75% tổng số Hội thánh độc lập năm 1942.
HỘI ÐỒNG TỔNG LIÊN HỘI VÀ QUYỀN LÃNH ÐẠO CỦA HỘI THÁNH QUỐC GIA: Trên bình diện quốc gia, Hội đồng Tổng Liên Hội triệu tập hằng năm lần lần trong tay quyền cai trị Hội thánh và đòi quyền độc lập từ Hội Truyền giáo. Như một đoàn thể lập pháp, Tổng Liên Hội qui định cơ hành đúng đắn của Hội đồng Ðịa hạt, làm trung gian hòa giải những cuộc tranh chấp quyền lợi, ước định đường hướng cho Ban Trị sự cai quản các Hội thánh độc lập, đặt luật lệ để gây quỹ từ các Hội thánh địa phương để ủng hộ Ban Trị sự trong chương trình khuếch trương. Tuy nhiên, công việc quan trọng nhất là đề xuất một chuỗi tu chính án cho Hiến chương Hội thánh và kiểm điểm sửa chữa những lỗi lầm của Hội đồng Ðịa hạt bằng cách phủ quyết những biện pháp các Ðịa hạt áp dụng mà chứng tỏ là không hợp Hiến chương. Một lời ghi chú có ý nghĩa là Hội đồng Tổng Liên Hội triệu tập tại Hội an, trong tháng 5.1932, kêu gọi sự chú ý của các Hội thánh địa phương làm công tác an sinh xã hội là điều tối cần thiết trong xứ nhất là trong thời kỳ xảy ra những thiên tai.
Các năm 1933, 1934, 1935, thấy Hội đồng Tổng Liên Hội thông qua một chuỗi 11 tu chính án cho Hiến chương, hầu hết là đối xử với chức vụ mục sư liên hệ với Hội thánh địa phương và các Hội đồng Ðịa hạt và Hội đồng Tổng Liên Hội. Có hai tu chính án tái xác định sự hạn chế đại biểu tín đồ của các Hội thánh địa phương tại các Hội đồng Tổng Liên Hội và Ðịa hạt, cùng hạn chế số đại biểu của mỗi Hội thánh tới 2 (mà một người là mục sư hay truyền đạo chủ tọa) không kể đến cỡ của thành phần giáo dân. Như thế, một mẫu mực mới được đặt cho sự đại diện của các Hội thánh địa phương tại các đoàn lập pháp và hành pháp của Hội thánh Tin Lành Việt-nam cho đến khi Ðệ nhị thế chiến kết liễu, số thủ lãnh đại biểu tín đồ tích cực hoạt động trong sự hướng dẫn (điều hành các việc Hội thánh trên bình diện Tổng Liên Hội và Ðịa hạt bị hạn chế đến mức tối thiểu). Qua 20 năm, Ban Trị sự của các Hội đồng Tổng Liên Hội, Ðịa hạt, trừ một hoặc hai ngoại lệ, gồm toàn (chuyên độc) các mục sư, còn đại biểu tín đồ được giao cho một vai trò nhỏ trong hầu hết việc thảo chính sách Hội thánh.
Như đã chỉ tỏ trước, quyền chủ tịch của Hội thánh Tin Lành Việt-nam chính thức được gọi là chức vụ Hội Trưởng của Hội đồng Tổng Liên Hội hoặc chức vụ chủ tịch của Ban Chấp Hành của Hội đồng Tổng Liên Hội được ban cho phần lớn quyền hành và trách nhiệm trong sự quản trị Hội thánh. Chức vụ quan trọng này kế tiếp nhau được chiếm giữ bởi các Mục sư Hoàng Trọng Thừa, một người quê quán ở kinh đô Huế (1927), Mục sư Dương Nhữ Tiếp, người Bắc Việt (1928-1931), Mục sư Trần Xuân Phan, người Trung kỳ (năm 1931-1932) và Mục sư Lê Ðình Tươi, người Nam kỳ (1933-1942). Như một giáo sư và mục sư, ông Thừa được coi là thủ lãnh Hội thánh được kính trọng lắm, nhưng ông có khả năng hành chính rất hạn chế, ông được thay thế bởi ông Tiếp, môt truyền đạo hùng biện và một thủ lãnh cương quyền mà thời kỳ ông giữ chức chẳng may ngắn ngủi vì bịnh nặng. Ông Phan chứng tỏ là một người quản trị kém, thời gian hành chức đã bị phiền hà vì có những bất hòa và chia rẽ trong Hội thánh và ông được kế tiếp bởi ông Tươi, là người nổi tiếng là đã có những bước tiến nhanh của Hội thánh Tin Lành, nhờ ở tài lãnh đạo đắc lực và mạnh mẽ trong thập niên 1930.
QUAN HỆ GIỮA HỘI THÁNH VỚI NHÀ NƯỚC: Một trong những mối quan tâm của Ban Lãnh đạo mới Hội thánh Tin Lành Việt-nam là sự quan hệ với chính phủ Hoàng triều tại Trung kỳ và nhà nước Pháp ở cả Trung và Nam kỳ. Nhưng sự hạn chế trên hoạt động của giáo sĩ Hội Truyền giáo và sự cấm giảng Tin Lành bởi người Việt-nam áp đặt vào thập niên 1920 bởi một số quan lại trong các tỉnh tương đối của họ, đã trở nên một chính sách chính thức của chính phủ Hoàng triều năm 1928. Hội Ðồng Cơ Mật điều hành như một Nội các Hoàng gia dưới Hoàng đế Bảo Ðại đã ra ngày 26.1.1925, một thông tri, chiếu chỉ cho mọi quan lại soạn thảo địa vị chính thức về Hội thánh Tin Lành và Cao Ðài.
Theo điều khoản thứ 13 của Hòa ước năm 1884, chỉ Giáo hội Công Giáo Lamã có quyền truyền giảng trong xứ chúng ta. Các giám mục, linh mục và giáo sư thuộc Giáo hội Công Giáo Lamã là những người duy nhất có phép giảng đạo của họ. Chúng ta nghe rằng mới đây có nhiều người giảng một tôn giáo mới (Tin Lành giáo) cũng như Cao Ðài giáo tại Nam kỳ và Nam Trung kỳ. Nếu những tôn giáo này ngày càng được thêm giáo hữu, chắc chắn sẽ có người lợi dụng cơ hội này gây rối trong xứ sở chúng ta, và có nhiều người sẽ bị lường gạt như trường hợp năm rồi có cụ Võ Trứ và Trần Cao Vân. Hai người này mượn cớ truyền bá tôn giáo của họ, thế nhưng thật ra đã xúi giục dân chúng làm loạn. Dân chúng đã phải chịu bao nỗi khốn khổ lớn lao vì cớ họ. Rõ ràng từ nay trở đi, tôn giáo mới (Tin Lành giáo) và Cao Ðài giáo phải bị cấm tỏ tường, không được truyền giảng hoặc mưu hành tại Trung kỳ. Nếu người nào bất tuân bản chỉ dụ này hãy hình phạt người ấy theo luật pháp. Quan Khâm sứ cũng đã thỏa thuận về vấn đề này, Hội Ðồng Cơ Mật gửi tờ này để quan lại thông tri và hành động thích đáng.
Huế, ngày 4 tháng chạp, năm thứ ba Bảo Ðại
Triện của Hội Ðồng Cơ mật.
Một lần nữa, Hoà ước Giáp Thân lại được giải thích như một tài liệu chính thức dành cho giáo hội Công Giáo Lamã độc quyền truyền giảng Cơ-Ðốc giáo tại Việt-nam. Cuộc đảo chính bất thành, cầm đầu bởi Cựu hoàng Duy Tân và Trần Cao Vân, người đã lẫn trốn trong một ngôi chùa sau sự thử nghiệm vô hiệu để lật đổ ách thống trị của người Pháp, được móc nối với phong trào tôn giáo phổ thông trong xứ. Hội Ðồng Cơ mật đã bày tỏ rõ ràng là không muốn có sự rắc rối nào gây nên, hoặc bởi phong trào chính trị hoặc bởi phong trào tôn giáo trong xứ vì nhân dân đã phải chịu đau đớn nhiều vì cớ họ.
Vì các tỉnh Bắc kỳ còn có danh là ở dưới thẩm quyền của Hội Ðồng Cơ Mật, tờ thông tri – nghị định danh tiếng này cũng gửi đến quan Tổng đốc và quan Tuần vũ (các quan đầu tỉnh) tại Bắc kỳ. Quan Công sứ tại Bắc kỳ, khi hay tin về chiếu chỉ này, bèn viết cho Mục sư Cadman, đại biểu Hội Truyền giáo tại Hà-nội, vào tháng 3.1928 như sau:
Tôi được thông báo về những cố gắng khuyên người theo đạo dưới quyền điều khiển của ông, bởi Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp trong vài tỉnh Bắc kỳ, nhất là tỉnh Nam Ðịnh. Sáng kiến này được coi là trái với ước khoản tỏ tường của Hòa ước 1874 và 1884 đã ký giữa chính phủ Pháp và Hoàng đế An-nam, tôi thấy tự mình bắt buộc phải lưu ý ông áp dụng biện pháp cần thiết ít nhất trong kỳ hạn sớm nhất chấm dứt sự cổ động tôn giáo này.
Trong các tỉnh miền Bắc, truyền đạo Việt-nam không gặp nhiều chống đối, phần vì Hội Ðồng Cơ Mật của hoàng đế thật sự đã lìa bỏ quyền hành của mình tại Bắc kỳ, phần vì các giáo sĩ làm việc tại Bắc kỳ trong giai đoạn này vẫn còn rất hạn chế và hầu hết tập trung tại Hà-nội và Hải phòng, nơi không bị áp đặt một hạn chế nào.
Một cuộc thử bắt Mục sư Lê văn Thái, mục sư Hà-nội tại làng Gia Thượng, tỉnh Bắc ninh, thất bại có lẽ vì chính vị xã trưởng trong làng đó đã nhận được lệnh chấm dứt những cuộc hội họp giảng Tin Lành trong khu vực, là người mới tin đạo. Ông chỉ sai mấy lính lệ đến ngăn trở sự nhóm họp buổi tối trong làng và đem Mục sư Thái đến một điếm canh. Sau một hồi biện luận ngắn với Mục sư, ông ra lệnh trục xuất Mục sư khỏi làng ngay tối hôm đó. Tuy nhiên, Mục sư cứ trở lại trong các tuần lễ sau đó để nhóm họp. Hương chức trong làng phản ứng nửa vời bằng cách cấm dân làng dự các buổi nhóm. Thật ra đó chỉ càng kích thích tánh tò mò và kéo một số đông hơn đến nhà giảng. Tuy nhiên, một chiều Chúa nhật, khi các tín hữu đang thờ phượng, nhà giảng bị lính và các hương dũng võ trang bao vây dưới sự chỉ huy của một sĩ quan Pháp, một trưởng đồn binh. Ông Thái và ông Cadman đến giảng chiều hôm ấy, đi ra chào vị sĩ quan Pháp lúc buổi nhóm kết thúc. Ông ta dường như đã thay đổi ý kiến, chỉ nói ông muốn chắc chắn mỗi người dự nhóm là tín đồ Cơ-Ðốc, kế đó, ông ra lệnh cho tất cả những người làng không phải tín đồ, kể cả các hương dũng võ trang giải tán[7] .
Dầu vậy, ở suốt Trung kỳ, nghị định không những chỉ lưu chuyển giữa vòng các quan lại, nhưng cũng được công bố và niêm yết trên các nhà thờ và các giảng đường Tin Lành, và ở các chợ. Tỉ dụ, tại Nhatrang, một cáo thị được văn phòng tỉnh trưởng rao báo rằng: “Theo quyết định của Hoàng triều, tháng thứ nhất, ngày thứ tư, năm thứ ba Hoàng đế Bảo Ðại trị vì, nay nhắc lại cho nhân dân nhớ rằng chỉ người Công Giáo Lamã mới có quyền truyền bá tôn giáo họ tại Trung kỳ. Tất cả các tôn giáo khác tuyệt đối cấm chỉ, ngoài trừ những tôn giáo mà dân An-anm đã theo từ xưa tới nay, đó là theo tập quán thường thì không bị cấm. Như thế tất cả những tôn giáo mê tín đều bị cấm, Gia-tô giáo Tin Lành và Cao Ðài tuyệt đối cấm chỉ. Người nào bất tuân quyết định này sẽ bị nghiêm trị.”
Mục sư Phan Ðình Liệu bị bắt tại Quảng nam năm 1925, lại bị bắt lần nữa ở Phan Rí bởi vị chỉ huy đồn binh Pháp của thành phố và điệu đến quan Công sứ (viên chức Pháp cao nhất trong tỉnh) của Phan thiết, tỉnh Bình thuận. Quan Công sứ thả ông Liệu và cho phép ông trở về Nhatrang và đoan chắc với ông rằng: “Người Pháp chẳng bao giờ bắt bớ Tin Lành”. Lần khác vào mùa hè năm 1928, ông Liệu bị bắt giam lần này vì đã từ chối không hạ tấm biểu ngữ có tên Hội thánh Tin Lành Việt-nam ở trước cửa nhà giảng Nhatrang. Ði Phan-rang để giảng, ông lại bị dẫn đến trước vị Công sứ Pháp, ông nhắc cho Liệu về đạo luật mới của xứ và khuyên ông dời đi Nam kỳ, tại đó ông sẽ được tự do giảng đạo. Ông Liệu bị bắt lần thứ tư trong một buổi nhóm cầu nguyện tại Nhatrang thành (thị trấn của các quan lại hàng tỉnh Khánh hòa). Sáu thuộc viên Hội thánh bị đánh và bắt giam cùng với ông, nhưng chẳng bao lâu, họ lại được thả, khi ông đảm nhận hết trách nhiệm về cuộc nhóm họp. Sau khi giữ ông Liệu trong ngục thất 2 tháng không xét xử, các quan lại truyền lệnh đày ông đi Quảng nam. Sau một thời gian ngắn ở Quảng nam, Mục sư Liệu trong cuộc hành trình đến Mỹ tho để dự Hội đồng Tổng Liên Hội thường niên. Tuy nhiên, ông không thể đến nơi định đi, vì trên đường ghé qua Nhatrang, ông bị bắt quả tang đang giảng Tin Lành trong nhà thờ. Lần này ông bị xét xử hợp lệ và tuyên án 6 tháng tù khổ sai. Ông Liêu lặng lẽ ngồi tù để làm chứng về đức tin của mình và dịch một tác phẩm thần học từ Hán tự ra tiếng Việt. Có báo cáo là 12 người đồng tù với ông đã tin và ‘một Hội thánh nhỏ được tổ chức bên trong lao xá’ dưới con mắt bao dung của người cai ngục. Cuối cùng ông Liêu được thả một tháng trước khi mãn tù và bị đày khỏi xứ bảo hộ Trung kỳ. Ông tiếp tục giảng tại Nam kỳ như một truyền đạo lưu động, mãi đến năm 1935 mới bãi bỏ lệnh cấm, ông được phép trở về Trung kỳ.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hai truyền đạo thanh niên, Ông văn Huyên và Ðặng Ngọc Cầu, bị bắt tại đảo Lý Sơn và giải về tỉnh quê hương của họ ở Quảng nam. Cả hai đều bị kêu án 3 tháng tù khổ sai vì đã vi phạm chiếu chỉ của hoàng đế. Sau khi ngồi tù một tháng rưỡi, họ được phép trả một số tiền phạt và được thả.
Trong khi các mục sư và người bán sách dạo bị cầm tù, các tín đồ Tin Lành bị hăm dọa bảo phải đốt Kinh Thánh, Mục sư C. E. Travis, đại diện Hội truyền giáo tại Nam phần Trung kỳ báo cáo rằng ‘có người giấu, còn có người yếu đuối đã do dự và đốt Kinh Thánh’, trong khi người khác ‘vui mừng vì là một cớ để trừ bỏ cuốn sách mà họ bất ngờ đã mua’. Tại Trung bộ Trung kỳ, các nhà chức trách vào các nhà mà sung công Kinh Thánh, và các Cơ-Ðốc nhân ‘được lịnh phải ký vào các bản tuyên ngôn từ bỏ đức tin’. Khá nhiều tín đồ bị bắt chung với các mục sư của họ. Tại Tam kỳ (Tỉnh Quảng nam) dầu tín đồ đã chịu nhiều bắt bớ, một xã trưởng đã chọn theo đức tin mới và về sau đã làm báo cáo thuận lợi về các tín đồ khi họ bị kêu lên hầu quan lại địa phương và như vậy cứu họ khỏi gặp rắc rối hơn nữa.
Thông cáo – chiếu chỉ của Hội đồng Cơ mật ra ngày 26.1.1928, cấm đạo Cao Ðài và đạo Tin Lành ở Bắc kỳ và Trung kỳ, đã xui nên sự báo nguy đau đớn trong vòng tín đồ Tin Lành Pháp ở cả Pháp lẫn Ðông Dương. Mục sư Th. Calas, Chủ tọa Hội thánh Pháp tại Hà-nội và đại diện các Thánh Kinh Hội tại Ðông Dương đã lên tiếng cương quyết phản đối quan Toàn quyền. Mục sư Pháp thấy đó là điều ‘bất hạnh’ rằng ‘ông đã chẳng được thông báo đầy đủ chi tiết đích xác‘ về sự bắt giam các tín đồ Cơ-Ðốc, sự ngăn cản công việc của giáo sĩ, và các biến cố đáng tiếc khác xảy ra, có lẽ là vì thiếu sự liên lạc giữa các Hội thánh ở xa và các mục sư Pháp. Thật thế, không có sự cộng tác giữa hai nhóm, nhân cơ hội quan toàn quyền Pierre Pasquier đến, vì toàn quyền mới, chung cuộc một thư được đệ trình cho ông bởi các thủ lãnh Tin Lành Pháp, tháng 1.1929. Ðồng thời Liên bang Tin Lành Pháp lợi dụng khuynh hướng phân rẽ giáo hội với quốc gia trong nền chính trị Pháp, đem vấn đề trình lên Hạ viện và xin cho Ðông Dương được hưởng phần nào tự do tín ngưỡng. Như là một sự nhượng bộ đầu tiên, chữ “Tin Lành” (hoặc đạo Gia-tô, như nhiều người Việt-nam thường gọi Tin Lành) được loại bỏ khỏi bản thông tri, nhưng điều này chỉ có ý nghĩa chút ít, như ông Calas đã nhận xét rất đúng: ‘nó chẳng thay đổi tinh thần hoặc cớ tích của tờ thông tri’. Ngày 4.12.1929, một chiếu chỉ được ban ra, nhân danh hoàng đế đối xử với các nhóm Tin Lành trong xứ, do quan nhiếp chính hoàng triều là Tôn Thất Hân và quan Khâm sứ Jabouille đồng ký. Trong có 4 điều khoản chính của chiếu chỉ, 3 liên hệ tới người Tin Lành Pháp và ngoại bang:
Ðiều khoản 1: Các mục sư Tin Lành Pháp không bị hạn chế trong sự thờ phượng và công việc truyền bá Tin Lành.
Ðiều khoản 2: Một thể thức sơ khởi cấp phép được thiết lập cho các Hội Truyền giáo ngoại quốc của mọi tín ngưỡng hoặc hàng giáo phẩm của mọi tín ngưỡng.
Ðiều khoản 3: Những đơn xin phép sẽ được chuyển bởi các đương sự lên Tòa Khâm sứ, để duyệt xét tại cuộc họp của Viện Cơ Mật rồi đệ trình lên hoàng đế hoặc trong thời kỳ vị thành niên của Ngài thì trình lên quan Giám hộ và Lễ nghi để được chấp thuận. Quyết định sẽ được ban hành qua quan Khâm sứ.
Chiếu chỉ dường như cố ý, không phải như một sự đảo ngược những chính sách đã có từ lâu, mà chỉ là một sự tái giải thích bản thỏa ước Hòa ước Pháp-Việt-nam 1884 như các lời vắn tắt sơ bộ đã chỉ rõ: “Ðối với Hòa ước ký ngày 6.6.1884, người ta có thể thấy rằng mục sư Tin Lành Pháp chẳng bao giờ gặp khó khăn trong cuộc thờ phượng hoặc giảng Tin Lành tại Ðông Dương. Các giáo sĩ Tin Lành người Mỹ và Gia-nã-đại đã gặp nhiều khó khăn trước và trong Ðệ Nhị thế chiến, đã có tự do tương đối khai thác và tiếp tục truyền bá Tin Lành, ít nhất trong 4 tỉnh ở Bắc kỳ, và Trung kỳ thêm vào các nhượng địa Pháp ở Hà-nội, Hải phòng, Ðà-nẵng.
Chiếu chỉ ngày 26.1.1928 thật ra đặc biệt nhắm vào quốc dân đã theo và đang truyền bá ‘tôn giáo mới’ là Ðạo Tin Lành và Cao Ðài. Và các mục sư Tin Lành cùng những tín hữu mới là những người trúng đích nhất (vào lúc này, người Cao Ðài vẫn còn tập trung công tác ở Nam kỳ, chỉ mới bắt đầu sơ qua ở Nam phần Trung kỳ, còn để yên miền Trung, Bắc Trung kỳ và Bắc kỳ). Tuy vậy, chiếu chỉ mới ra ngày 4.12.1929 được chào đón như là ‘biên giới trong lịch sử các Hội Truyền giáo tại Trung kỳ, chỉ dành một điều khoản mơ hồ, mập mờ đối với số phận của họ.
Ðiều khoản 4: Sự hợp thức hóa các doanh sở hiện có sẽ thực hiện cũng theo cùng một thể thức.
Ngay trong điều khoản này, các người Tin Lành quốc gia không được nói đến. Danh từ ‘những doanh sở hiện có’ xem xét theo thượng văn theo sau ba khoản về mục sư Tin Lành Pháp và các Hội Truyền giáo hải ngoại, có thể coi như mấy nhà chức trách Việt-nam về sau chỉ ra, nói đến các doanh sở của Hội truyền giáo Pháp và hải ngoại. Tuy nhiên, ngôn ngữ và tinh thần của chiếu chỉ này dường như chỉ rằng chính phủ hoàng gia thận trọng trong việc cho quốc dân hưởng chút tự do tín ngưỡng nào đó bằng cách cho phép ‘các Hội Truyền giáo hải ngoại của mọi tín điều’ hoạt động trong xứ, nhưng đồng thời cũng dành cho Viện Cơ Mật quyền giải thích và áp dụng điều khoản 4 như thấy là thích hợp trong trường hợp cá nhân, liên can đến Hội thánh Tin Lành Việt-nam và hàng giáo phẩm Việt-nam.
Ðiều đã được coi là chính thức ổn định, chung cuộc đạo Tin Lành vẫn tiếp tục gây rối cho các quan lại, và đến một mức độ rộng hơn cho Hội thánh Tin Lành Việt-nam, cho đến khoảng thập niên 1940. Vì ít nhất trong khoảng năm 1930, chiếu chỉ được giải thích như: ‘đòi hỏi mỗi giáo sĩ và mục sư bản xứ phải có một giấy phép riêng để làm việc tại giáo sở đặc biệt của mình’, ‘giáy phép không dễ gì mà nhận được’. Hội trưởng Hội Truyền giáo báo cáo ‘nhất là cho người Việt-nam’. Ông Hội trưởng nói thêm: ‘Hơn nữa khi một mục sư thay đổi từ nơi này qua nơikhác, thì cần có một giấy phép mới trước khi có thể khởi sự tại nhiệm sở mới’. Ví dụ, tại Quảng ngãi, giấy phép được cấp cho một vị truyền đạo trong không đầy một năm, phải lìa khỏi tỉnh để trở về học Trường Kinh Thánh Ðà-nẵng, người thay thế, một mục sư hợp lệ bị từ chối không cấp giấy phép giảng. Quan Tỉnh trưởng bị kinh hãi bởi các hoạt động của Cộng sản tại khu vực đã từ chối không chịu giới thiệu vị mục sư với Viện Cơ Mật. Ông bằng lòng cho phép nhóm họp tại nhà thờ chỉ khi nào có một giáo sĩ ngoại quốc hiện diện. Vì không có giáo sĩ ở luôn tại Quảng ngãi, và giáo sĩ ở Ðà-nẵng thật ra phải gánh vác các công việc của nhiều tỉnh không thể nào đi 35 dặm để tới giáo sở này mỗi Chúa nhật. Sự cho phép của viên chức này cũng hầu như là một lệnh đóng cửa nhà thờ hầu như quanh năm. Khi nào không có mặt giáo sĩ trong thành phố, cảnh sát lại đứng trụ tại cửa nhà thờ để biết chắc không có buổi nhóm nào. Tình trạng này không được thay đổi cho đến gót một năm sau khi một sĩ quan cao cấp của đạo binh Lê dương, chính ông là người Tin Lành chết và vị mục sư Việt-nam được gọi đến để làm lễ an táng, vì không có thể tìm được mục sư Tin Lành nào khác, ông Tỉnh trưởng cuối cùng bằng lòng giới thiệu mục sư lên Cơ Mật Viện và ông được cấp giấy phép.
Bắt đầu thập niên 1930, các mục sư, truyền đạo Việt-nam được bao dung ít hay nhiều, nếu không muốn nói là được công nhận trên căn bản cá nhân bởi các nhà chức trách Pháp Việt. Họ có thể xin giấy phép giảng đạo cho mình hoặc xin phép để mở hội mới và tổ chức buổi nhóm giảng Tin Lành bên trong nhà thờ hoặc giảng đường. Ðơn xin sẽ được chấp thuận hay chối bỏ tùy theo tin tức đã thâu lượm được về tánh hạnh hay cách cư xử của người đệ đơn, hoặc tình hình của một Hội thánh địa phương đặc biệt. Tỉ dụ, mãi đến cuối năm 1943, một nhà thờ mới tại Thăng bình, Quảng nam chỉ có thể được mở sau khi Mục sư Nguyễn Xuân Diệm đệ đơn xin phép, và được Tỉnh trưởng Quảng nam giới thiệu, chuyển với ý kiến ưng thuận của Quan Khâm sứ, điều tra và đề nghị bởi Thượng Thư Bộ Lễ và Công Chánh, và được chấp thuận bởi Hoàng đế. Kế đó một hệ thống toàn bộ các quan lại được thông tri bởi Ðổng Lý Văn phòng Ðức Kim Thượng, từ Thượng Thư Bộ Lễ và Công Chánh đến Tri phủ của địa phương Thăng bình và Tam kỳ. Cuối cùng giấy phép được chuyển đến Xã trưởng của Tam kỳ để được chính thức giao lại cho ông Nguyễn Xuân Diệm. Lạ kỳ là đề nghị cấp giấy phép bởi Thượng thư Bộ Lễ và Công Chánh cũng bao hàm một lệnh cho các nhà chức trách địa phương ‘vận dụng một sự kiểm soát mật’ trên mục sư và ‘rút lại giấy phép trong trường hợp người thụ hưởng vi phạm luật lệ[8] .
Năm 1944, một lá đơn khác được đệ trình Chính phủ bởi cùng một vị mục sư để xin mở hai nhà thờ mới ở vùng Trường thanh và Tiên quả, phủ Tam kỳ, Cũng một thể thức ấy được áp dụng, nhưng lần này quan Công sứ Pháp ở Quảng nam viết cấp giấy phép theo lệnh của chính phụ Hoàng thượng và chuyển đến quan Tổng đốc (Tỉnh trưởng) Quảng nam và Quảng ngãi ‘để tường’ với một lời phê cẩn thận đề phòng ‘vận dụng một sự kiểm soát kín đáo, báo cáo tất cả mọi vi phạm luật lệ’.
Ngày 10.2, Emile Grandjean, Khâm sứ tại Trung kỳ, trong một thư viết cho vị Mục sư (Lê văn Long) Ông văn Trung, Chủ nhiệm Ðịa hạt Trung kỳ, quyết định miễn cho các mục sư, truyền đạo, đã từng được phép ‘hành lễ’ trong một nơi đặc biệt sẽ khỏi phải xin giấy phép mới khi di chuyển đến một nơi mới, miễn cho các mục sư, truyền đạo khỏi phải ‘khổ sai’ và ‘tuần canh bắt buộc’ (một sự miễn trừ có thể đặt họ ngang hàng với các sư sãi Phật giáo và các linh mục Công Giáo Lamã), và cho phép cá nhân các Chủ nhiệm Ðịa hạt ‘lưu thông trong toàn lãnh thổ Trung kỳ và cuối cùng các buổi họp giảng Tin Lành trong các làng người sẽ đi thăm’. Tuy nhiên, quan Khâm sứ nhấn mạnh rằng giấy phép không có thể cấp cho một ‘lệnh chung mở các giảng đường thờ phượng’ trong các làng, mỗi mục sư, truyền đạo muốn mở một trung tâm mới phải bắt buộc như trước, đệ trình một đơn từ cá nhân. Mãi đến tận ngày Cách Mạng tháng 8.1945 mới chấm dứt thủ tục phức tạp cấp giấy phép để mở các Hội thánh mới hoặc bổ nhiệm một mục sư mới trong Hội thánh địa phương.
Trên bình diên quốc gia, Ban trị sự Hội thánh Tin Lành Việt-nam cố gắng ít nhất 3 lần để được sự công nhận chính thức Hội thánh Tin Lành Việt-nam là một tổ chức tôn giáo có ‘tư cách pháp nhân’ như giáo hội Công Giáo Lamã, nhưng thảy đều vô hiệu. Năm 1942, Quan Toàn quyền Jean Decoux, làm một cử chỉ thân thiện đối với Hội thánh Tin Lành Việt-nam sau khi quan đội Nhật đã chiếm đóng Ðông Dương, tức là gửi một thư cho Hội trưởng Mục sư Lê Ðình Tươi để công nhận, không phải Hội thánh như là một đoàn thể tôn giáo với quyền hạn và sự tự do vận động và tuyên truyền nhưng là một Ban Quản lý Tài Sản. Ban Quản lý Tài Sản có Mục sư Lê Ðình Tươi, Hội trưởng, và quý ông Kiều Công Thảo, Bùi Tự Do, Lê văn Quế, Lê văn Thái và Lê văn Long. Những mậu dịch của Ban Quản Trị được qui định bởi nghị định của Quan Toàn quyền (1939) ngày 15.1 và 6.12 và sắc lệnh 21.12 ở giữa vòng các sự việc khác, qui định rằng tất cả những sự mua bán, sang nhượng hoặc dùng làm chỗ thờ phượng, học đường, và những việc ý tế, xã hội ‘các hội truyền giáo’ phải được giấy phép trước từ chính Quan Toàn quyền.
Người ta có thể quan sát Hội thánh Tin Lành Việt-nam chẳng bao giờ được đón nhận những quyền của một đoàn thể tôn giáo như giáo hội Công Giáo Lamã từng được hưởng từ năm 1884 dưới quyền hành chính Pháp và chính phủ Hoàng triều. Mặt khác, Hội thánh Tin Lành Việt-nam mặc dù có những bắt bớ từ năm 1928 đến 1930, chưa từng chịu khổ vì cường độ của sự chống đối và lưu huyết như Giáo hội Công Giáo Lamã đã chịu dưới đời trị vì của triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức trong thế kỷ 19. Những sự bắt bớ tôn giáo, nhất là trong trường hợp của giáo hội Công Giáo Lamã tại Việt-nam, và ở một mức độ kém hơn, Hội thánh Tin Lành hầu như bất biến tăng cường đức tin của tín đồ và giúp họ hiệp một trong đau khổ vì một chính nghĩa chung và cao thượng. Một cách gián tiếp, điều đó đã cho Hội thánh sự quảng cáo rộng rãi hơn, nếu không phải một phong thái bề ngoài hấp dẫn đặc biệt thường hay liên kết với một thiểu số bị áp chế và điều này cuối cùng đã góp phần vào sự truyền bá đức tin của họ.
CHÍNH SÁCH HỘI THÁNH BẢN XỨ CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM: được khuyến khích bởi các thủ lãnh giáo sĩ đã giúp trong sự soạn thảo kế hoạch cho một Hội thánh mới tổ chức, các thủ lãnh bản xứ trong đoàn thể lập pháp và Ban Trị sự quyết định phát khởi một chương trình bản xứ ngay từ ban đầu.
Như một quan sát viên đã nhận xét năm 1927, chính các giáo sĩ đang cố gắng lợi dụng do những kinh nghiệm của các giáo sĩ thâm niên hơn ở các công trường khác miền Viễn Ðông và ‘quyết định rằng Hội thánh Ðông Dương sẽ không trở nên quen thói nhờ vả Ủy Ban Truyền giáo Hải Ngoại để được ủng hộ tài chánh hoặc nhờ cậy các giáo sĩ ngoại quốc để kiểm soát hành chính’. Ngay từ năm 1928, chương trình đã được nhiều sự chú ý và khâm phục đến nỗi A. C. Snead, Bí thư Hải ngoại vụ của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp đã lựa công trường Ðông Dương ra như một ‘gương chứng sáng lạn’ của phong trào Hội thánh bản xứ. Các thủ lãnh Hội thánh bản xứ về phần họ cũng xác tín rằng ‘tự lập’ là con đường độc đáo dẫn đến sự độc lập và tự trị hoàn toàn, là nền tảng lành mạnh nhất cho Hội thánh tăng trưởng và truyền giảng trong một xứ mà những cảm xúc hải ngoại thật mạnh sau sự chinh phục của người Pháp. Sự xác tín này thật sự đã đâm rễ sâu trong tin tưởng rằng các nguyên tắc bản xứ đặt trên căn bản ‘Kinh Thánh’ hầu cho người nào cố gắng tuân thủ Lời Chúa, những người theo Tin Lành tại Việt-nam bao giờ cũng xưng mình làm theo Kinh Thánh và trung thành áp dụng trong công việc Hội thánh. Một nhân tố khác thường bị quan sát viên Tây phương bỏ qua là thiệt sự rằng người Việt-nam thường rất tôn kính Ông Thầy (giáo sư cả về tôn giáo lẫn văn hóa) phải được tôn sùng hơn cha ruột. Kết quả là người ta coi bổn phận tự nhiên nhất là đóng góp tài chánh hoặc hiện vật để cấp dưỡng họ. Người Việt Tin Lành hạng trung bình, vô luận nghèo khó đến đâu, vẫn sẵn lòng chấp nhận dự phần vào gánh nặng của Hội thánh để cấp dưỡng ông Thầy thuộc linh của họ. Vấn đề chính của các thủ lãnh Hội thánh là làm sao trù hoạch một chương trình dễ hiểu về tài chánh và tìm được cách thuận hiệp nhất để thực hiện chương trình ấy.
NHỮNG CHỈ THỊ VÀ TUYÊN CÁO VỀ NHỮNG NGUYÊN LÝ HỘI THÁNH BẢN XỨ:
Chẳng có chính sách lập thành hệ thống như đã soạn thảo từng chi tiết hoặc bởi Hội Ðồng Tổng Liên Hội hoặc bởi Ban Trị sự Tổng Liên Hội để tiếp xúc với phong trào ‘tam tự’ bản xứ như trên đã trình bày, có thể truy đến các năm đầu của Hội thánh địa phương thứ nhất trong xứ. Ngay cả trong hiến chương năm 1928 cũng chẳng có sự trưng dẫn đặc biệt đến một chính sách bản xứ như toàn bộ. Tuy nhiên, một nhà biên khảo cẩn thận có thể nhận thấy rằng ‘các trước giả của hiến chương đã bảo hòa với những nguyên tắc bản xứ đến nỗi dầu họ không đặt ra một công thức nào cho chúng, nhưng tinh thần tự rị, tự lập thật là lý luận hợp lý đằng sau những điều luật, có lẽ trừ vài ngoại lệ’. Hiến chương (của cả 1928 lẫn 1932) đòi buộc mỗi người muốn làm tín đồ ‘phải vui lòng đóng góp tài chính ủng hộ Hội thánh’. Hai trong số bốn mục đích đã phát biểu của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đề cập đến trách nhiệm của người tín đồ để giảng Tin Lành và làm chứng cho những người Việt-nam khắp xứ Ðông Dương’ tùy theo khả năng và cơ hội của họ. Còn về sự ‘tự rị’, 33 trang trong số 40 trang Hiến chương bàn về các thể thức tổ chức và quản trị Hội thánh ở mọi tầng lớp.
TỰ LẬP: Một trong các hành động đầu tiên của Ban Trị sự chung, triệu tập sau kỳ họp Hội đồng Tổng Liên Hội tại Mỹ tho năm 1928, đặc biệt nhắm vào chương trình tự lập cho các ‘Hội thánh còn nhận trợ cấp của Hội Truyền giáo’. Ban Trị sự đã định rằng ‘giai tầng của sự tựlập phải bắt đầu thực hiện, các Hội thánh đã được trợ cấp không đạt được giai tầng buộc phải bù đắp số thiếu hụt, còn Hội Truyền giáo chỉ trả tùy theo giai tầng’. Ðây thật sự là chỉ thị đầu tiên của ngành hành pháp có thể coi là chính sách Hội thánh. Giai tầng của sự tự lập là thuận ứng của ‘hệ thống thang’ cấp dưỡng danh tiếng của R. A. Jaffray, trước hết được soạn thảo và áp dụng tại Hoa Nam và được quảng cáo nhiều tại Việt-nam năm 1929. Trong khi ‘hệ thống thang’ chia Hội thánh địa phương ra làm 7 phạm trù: các Hội thánh 10 người, 15 người, 25 người, 40 người, 50 người, 80 người và các Hội thánh trên 80 người, nhưng Hội thánh Tin Lành Việt-nam không công nhận các nhóm Cơ-Ðốc dưới 20 người là Hội thánh địa phương. Bởi vậy hệ thống mới gồm có 5 bước hướng về tự lập tương đương với số tín đồ của Hội thánh:
a) Hội thánh gồm 20-25 thuộc viên sẽ đóng góp 25% cho lương truyền đạo và trả mọi phí khoản ngẫu nhiên.
b) Hội thánh gồm 40 thuộc viên, 50% lương truyền đạo và các phí khoản ngẫu nhiên
c) Hội thánh gồm 60 thuộc viên, 75% lương truyền đạo và các phí khoản ngẫu nhiên
d) Hội thánh gồm 80 thuộc viên, cả lương truyền đạo và phí khoản ngẫu nhiên
e) Hội thánh gồm trên 80 thuộc viên, cấp dưỡng đầy đủ truyền đạo và các phí khoản ngẫu nhiên và tiền thuê mướn.
Một Hội thánh được thừa nhận là đủ tư cách hội viên trong Hội đồng Tổng Liên Hội chỉ khi nào đạt đến giai đoạn chót của hệ thống, vì chẳng có Hội thánh nào được gọi là tự lập mà còn nhận tiền trợ cấp từ Hội Truyền giáo hoặc Hội thánh độc lập đỡ đầu việc mở một giáo sở mới phải trả lương truyền đạo và trả tiền để thuê nhà nguyện. Như một luật lệ, nhà giảng hoặc nhà nguyện Tin Lành thường là căn nhà trệt ở thành phố tọa lạc theo chiến lược ở trung tâm đông hay thưa dân cư. Không nói đến nhà ở của ông truyền đạo vì thường người ta hiểu rằng trong những giai đoạn đầu tiên của sự mở mang Hội thánh, truyền đạo và gia đình ông nên tìm cách ở phía sau nhà nguyện cho đến chừng Hội thánh có thể xây cất hoặc thuê nhà cho gia đình ông. Một nghị quyết được thông qua năm 1930 bởi Hội đồng Tổng Liên Hội dạy rằng các Hội thánh tự lập phải ‘xây dựng một tư thất riêng cho mục sư họ với phòng khách đầy đủ tiện nghi’.
Trong thập niên 1930 một đặc trưng mới được thêm vào năng lực của Hội thánh tự lập, dầu nó không bao hàm trong hiến cương cho đến năm 1932. Một Hội thánh tự lập phải sở hữu cho nhóm của mình hoặc bởi xây cất lên hoặc mua đứt. Nhà thờ đầu tiên được xây cất hoàn toàn bởi ngân quỹ của người bản xứ đã hoàn tất năm 1919 tại Mỹ tho. Theo Giáo sĩ George Ferry, giáo sĩ tại Mỹ tho trong thời gian đó, những thủ lãnh tín đồ tự họ có sáng kiến quyên góp và thảo chương trình xây cất. Thật thế sáng kiến này đã phát khởi một khuynh hướng lành mạnh trong các đoàn người Việt Tin Lành trong thập niên 1930, căn cứ trên quan điểm rằng Ðức Chúa Trời nên được thờ phượng trong đền thờ, chẳng phải là một phòng nhóm, giảng đường hoặc một căn phố, và đền thờ này phải được người bản xứ họa kiểu và xây cất bằng tài nguyên riêng của họ. Hội đồng Tổng Liên Hội 1932, đứng trước những hiệu quả ngã lòng của nền kinh tế khủng hoảng, ra nghị quyết ‘nhắc nhở các vị Chủ nhiệm về bổn phận của họ phải tìm đường lối giúp các Hội thánh tự trị và tự lập khỏi chịu mọi sự thiếu thốn, và quan hệ hơn hết, cảnh cáo các mục sư và các vị chức viên trong Hội thánh địa phương như nhau, phải hết lòng cậy ơn Chúa để nín chịu mọi sự, làm trọn những nghĩa vụ tương đối để hoàn thành cam kết của họ trước mặt Chúa. Các nghị quyết mơ hồ và dài dòng này thật ra chẳng hiến một giải pháp nào cho vấn đề mà chỉ có hiệu lực của một lời khuyên và tiếng gọi làm nghĩa vụ và hi sinh.
TỰ TRỊ: Hội thánh Tin Lành coi những điều khoản của Hiến chương 1928, cho sự tự trị là đầy đủ cho đến trước năm 1942 cũng chẳng thêm gì. Theo nguyên tắc, quyền tự trị được chia xẻ bởi tất cả những thuộc viên đã chịu lễ báp-têm trong các Hội thánh địa phương và cũng chia xẻ bởi các đại biểu của họ tại các Hội đồng Ðịa hạt và Tổng Liên Hội.
Trong khi tại các công trường truyền giáo của Hội Liên Hiệp, những Hội thánh được quyền tự trị ngay khi họ chưa thể đóng góp 50% vào sự cấp dưỡng mục sư và chi phí Hội thánh. Hội thánh Tin Lành Việt-nam thừa nhận một chính sách để gia tốc chương trình Hội thánh bản xứ bằng cách lấy sự tự lập làm một điều kiện tiên quyết cho tự trị. Thậm chí Hội đồng Tổng Liên Hội còn hành động để chối những quyền lợi và đặc ân của Hội thánh địa phương nào đã đặt đến nền tự tri trong một thời gian nào đó, lại khởi sự lung lay và thất bại trong việc hội đủ điều kiện cho sự tự lập. Như vậy tự trị được ước định bởi sự tự lập và được dùng làm một khuyến khích để kích thích các Hội thánh trẻ hoàn thành chương trình Hội thánh bản xứ.
TỰ TRUYỀN BÁ: Hội thánh Tin Lành Việt-nam không thử soạn thảo một chính sách về tự truyền bá. Hội chỉ nhấn mạnh nghĩa vụ của cá nhân tín đồ là làm chứng cho đức tin tùy theo khả năng và dịp tiện. Những Hội thánh địa phương được huấn thị phải tổ chức ‘những Hội đồng (cuộc giảng bố đạo) để loan báo Tin Lành cho người chưa tin’. Trên các bình diện Ðịa hạt và Tổng Liên Hội, các chủ nhiệm và Hội trưởng được quyền tự do rộng rãi trong việc trù hoạch khuếch trương Hội thánh. Sự thiếu quan tâm đáng sợ này trong một chính sách bao quát dường như phản ánh sự giả thiết về phần hầu hết các thủ lãnh Hội thánh trong thời kỳ này rằng sự truyền giảng chỉ đơn giản là vấn đề thưc hành của cá nhân tín đồ và của các thủ lãnh riêng từng Hội thánh. Hội đồng Tổng Liên Hội chỉ ra hai quyết định cho chức năng chủ yếu này của Hội thánh. Năm 1928, Hội đồng dạy rằng mỗi Ðịa hạt phải để riêng một số truyền đạo mệnh danh là ‘người giảng Tin Lành’ để đi từ nơi này tới nơi khác truyền giảng Tin Lành dưới sự kiểm soát của Ban Trị sự Ðịa hạt, và sẽ được Hội đồng Ðịa hạt cấp dưỡng. Bốn năm sau, Hội đồng Tổng Liên Hội thông qua một nghị quyết cốt để thâu góp những số lạc quyên thường xuyên từ các Hội thánh địa phương cho công trình truyền giáo giữa người Thượng và công tác tàu Tin Lành (một loại truyền giảng Tin Lành) tại Nam kỳ.
SỰ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỘI THÁNH BẢN XỨ:
Giữa các năm 1928-1930, thời kỳ chịu bắt bớ, qua cố gắng của các giáo sĩ Hội Truyền giáo và các thủ lãnh của Hội thánh quốc gia, chính sách bản xứ hóa trong hình thức đơn giản nhất là khởi sự truyền bí quyết cho toàn thể giáo hữu Tin Lành mọi cấp. Những Hội thánh đã trở nên độc lập và dùng làm nguồn cảm hứng cho Hội thánh trẻ còn đang nhận trợ cấp nhiều hay ít.
Như có thể trông đợi, sự nhấn mạnh chính đặt trên sự tự lập nhờ hi sinh, sự truyền bá và tới một mức kém hơn nhờ hi sinh sự tự trị. Thúc đẩy bởi một cố gắng kết hợp quyền lãnh đạo của Hội Truyền giáo và Tổng Liên Hội, danh từ ‘tự trị’ và ‘tự lập’ đã trở thành chữ thường dùng nơi cửa miệng giữa vòng người Tin Lành cho đến hôm nay. Mặt khác, tự truyền bá ít khi bàn đến giữa vòng các thuộc viên Hội thánh dầu nhiều người trong họ thật đã thực thi như một hoạt động tự nhiên.
Trong khi các giáo sĩ và các thủ lãnh giáo hội coi sự tự truyền bá như một mục tiêu tối hậu của Hội thánh độc lập, một khi có thể tự duy trì với chính nguồn kinh tế riêng của mình, người tín đồ Tin Lành trung bình hiểu chính sách Hội thánh bản xứ trong danh từ ‘bổn phận và đặc ân của con cái Ðức Chúa Trời’, hơn là những quan điểm được phát biểu khéo léo. Khá nhiều người đã đi xa hơn đến độ chuyển hệ thống quay ngược lại và coi sự tự lập như là phương pháp duy nhất để làm trọn nền tự trị, và trong văn kiện chính trị bằng tiếng Việt, là có nghĩa tương đương với độc lập khỏi sự thống trị ngoại bang hoặc sự can thiệp từ bên ngoài. Họ sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp Tin Lành từ các giáo sĩ ngoại quốc và đồng thời họ cũng quyết định xây dựng một Hội thánh độc lập sẵn sàng cộng tác mà không bị kiểm soát bởi Hội truyền giáo ngoại bang. Thật thế, thái độ này đã phản ánh mối cảm xúc chung của người Tin Lành Việt-nam trải qua nhiều năm.
TỰ LẬP: Trên thực tế, sự tự lập khởi sự ngay từ cấp thấp nhất tức là Hội thánh địa phương. Lợi dụng một phần từ khí chất cổ truyền của dân tộc Việt-nam là cấp dưỡng bậc ‘thầy’, các thủ lãnh Hội thánh địa phương, nhất là các đại biểu tín đồ không thấy khó khăn trong sự tìm người ủng hộ chính sách Hội thánh bản xứ. Vưa khi được chỉ bảo về hệ thống, người Tin Lành Việt-nam trung bình khởi sự đóng góp như là một dấu hiệu tỏ lòng biết ơn đối với Cứu Chúa họ mới tìm gặp. Người khác chỉ tỏ ước ao dâng tiền hầu truyền bá Tin Lành.
Không giống như sự thực hành chung trong thời kỳ sớm hơn khi ‘của dâng lạc hiến’ được khuyến khích, sự nhấn mạnh đặc biệt được lần lần chuyển qua ‘dâng phần mười’. Như các thủ lãnh Hội thánh hiểu rằng ‘của lễ lạc hiến’ được dâng nhiều hay ít cũng ở trên cơ sở bất thường, và thường khi do sự cảm thúc nhất thời, và không thể thành một nguồn lợi tức ổn định của Hội thánh. Trong khi tiếp tục khuyến khích hình thức đóng góp này, họ chủ rương rằng sự tự lập phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc hơn.
Malachi 3:10 với lịnh truyền về phần mười đã trở nên một trong những khúc Kinh Thánh cắt nghĩa nhiều nhất từ tòa giảng, trong Trường Chúa nhật, và trong các lớp dạy Kinh Thánh. Những tín đồ thường làm chứng trong các cuộc nhóm thờ phượng và các Hội đồng về việc dâng phần mười và các phước hạnh theo sau, mà họ quyết chẳng phải chỉ là phước thuộc linh mà còn là phần phước thuộc thể nữa. Một số truyền đạo được mời đi từ nơi này đến nơi kia để báo cáo về chương trình tự dưỡng thành công căn cứ trên sự dâng phần mười tại Hội thánh riêng họ. Một mục sư còn bạo dạn đến độ tuyên bố rằng phần mười chỉ là ‘thuế đánh trên dân sự Ðức Chúa Trời’. Những phản ứng đối với lối nhấn mạnh quá này thường được ưng thuận chỉ trừ vài ngoại lệ. Tuy nhiên, thái độ chính thức của các thủ lãnh Hội thánh quốc gia rất khiêm tốn, Hội đồng Tổng Liên Hội không thảo luận luật lệ để qui nhập sự dâng phần mười vào trong nghĩa vụ thuộc viên, và thích để lại việc này cho quyết định cá nhân như là vấn đề riêng tư giữa người ấy với Ðức Chúa Trời. Một trong những luận cứ đã thuyết phục cho chính nghĩa này dường như là gương chứng nêu lên bởi chính các mục sư truyền đạo đã cẩn thận đem phần mười và những đóng góp của mình giao lại ông tư hóa của Hội thánh và Ban trị sự Ðịa hạt.
Phần mười trước hết là dâng bằng tiền mặt, nhưng chẳng bao lâu tín đồ khởi sự dâng phần mười hoa lợi, lương thực do gia đình sản xuất, các phẩm vật khác, nhất là tại Hội thánh vùng quê. Thậm chí có người để riêng phần mười đất ruộng của họ và đến mùa gặt đem đủ lúa để nuôi gia đình mục sư trong mấy tháng. Có nhiều người dâng của lễ lạc hiến cộng thêm vào phần mười của họ. Còn một hình thức khác về phần mười và lạc hiến rất thịnh hành giữa vòng tín đồ đến từ vùng quê là lao công và công tác tài khéo, đặc biệt là trong mùa giáng sinh khi đền thờ hoặc giảng đường được trang hoàng rực rỡ cho ngày lễ và trong một chương trình xây cất nhà thờ. Nhiều nhà thờ và tư thất đã được hoàn tất với một giá hạ đặc biệt (đôi khi 50 hoặc 60% giá thật của thị trường) vì thuộc viên Hội thánh đã ‘dâng’ hàng ngàn ngày lao công với công tác tài khéo thay thế hoặc thêm vào số tiền đóng góp.
Vì Hội thánh Tin Lành Việt-nam chẳng bao giờ bắt buộc phải tuân hành dâng phần mười và chủ trương phần mưới trên một căn bản tự nguyện, chẳng ai cố gắng định số bách phân những thuộc viên dâng phần mười trong Hội thánh địa phương nào. Khá đông tín đồ trong khi dâng phần mười thích dâng cách ẩn danh bằng cách bỏ số tiền vào hộp dâng tiền, đôi khi bỏ trong bì thư không ghi dấu. Có người suy luận rằng, ít nhất là trong thời kỳ này ‘của lạc hiến’ là hình thức đóng góp phổ thông hơn đối với tín đồ Tin Lành Việt-nam. Một số khá đã dâng chẳng những phần mười nhưng một số bách phân về lợi tức cao hơn nhiều. Một ông hội đồng tại thị trấn Ô-môn, phía Tây Sàigòn đã quyết định bỏ bài chỉ bán rượu mạnh hằng năm đem lại số tiền lời 2 ngàn đồng khi ông chưa trở lại đạo, và dâng một ngàn đồng vào chương trình xây cất đền thờ mà chính ông đứng ra điều khiển. Số tiền dâng của ông lên tới 50% tổng số tiền xây cất. Một tín đồ khác ở lạc thành, gần Ðà-nẵng đã dâng ít nhất 60% số tiền cần thiết để xây cất đền thờ và tư thất trong khu vực này.
Một số Hội thánh hương thôn, nơi tiền hiếm hoi, thích xây cất các nhà nguyện ít tốn kém bằng kéo cột tre và lọp tranh hoặc lá dừa vì như thế phần lớn tín hữu có thể tự mình đóng góp công lao. Có vài thuộc viên khởi sự chuyển nhượng đất ruộng cho các Hội thánh địa phương bằng chứng thư để dùng làm nguồn lợi tức của Hội thánh, có vài mục sư và truyền đạo không nhận được huấn thị nào về vấn đề ngần ngại không dám chấp nhận sáng kiến này như là một lối tiến gần đến chương trình tự lập. Hội đồng Ðịa hạt Trung kỳ đã thảo luận vấn đề này trong hội nghị năm 1933 và cuối cùng trình lên Hội đồng Tổng Liên Hội. Trong một quyết định hơi thiển cận, Hội đồng Tổng Liên Hội triệu tập năm đó tại Ô-môn đã biểu quyết ‘cho phép Hội thánh địa phương thâu nhận đất lớn đủ để xây cất nhà thờ và tư thất, cũng khuyên những người có nhã ý chuyển nhượng đất cho Hội thánh địa phương nên bán đất ấy và giao số tiền cho Hội thánh’. Tỉ dụ, ở Tam kỳ Quảng nam, một thửa ruộng do một thuộc viên dâng đã trở thành một nguồn lợi tức lớn và giúp duy trì địa vị tự lập của Hội thánh, trong khi các Hội thánh khác trong khu vực bị hãm ép quá đỗi vì cớ chiến tranh.
Số Hội thánh tự lập tăng lên trong mười năm sau sự tổ chức Hội thánh quốc gia. Số ấy từ 8 năm 1927 lên đến 19 năm 1930, 48 năm 1933 và 63 năm 1935. Hiệu quả của nền kinh tế khủng hoảng được cảm xúc cách nhức nhối trong các Hội thánh trong các Hội thánh giữa năm 1935 và 1937, và vài Hội thánh đã mất địa vị tự lập. Nhưng với một sự gia tăng hi sinh dâng hiến về phần giáo dân, số Hội thánh tự lập đã đạt tới điểm 72 năm 1938 và 84 năm 1940, và duy trì mức độ này cho đến khi Nhật phóng ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, tháng 12 năm 1941.
Tổng số tiền dâng do Hội thánh địa phương (con số từ các Hội thánh nhận một phần trợ cấp và ở dưới quyền giám thị của Hội Truyền giáo ít báo cáo trong thời kỳ này) không bao giờ tăng lên cân xứng với số Hội thánh tự lập. Với chỉ 7 Hội thánh tự lập, sự đóng góp lên đến 33.135.00 đồng năm 1927 (tương đương với 7.217.00 Mỹ kim). Tuy nhiên, 3 năm sau, tổng số lợi tức của Hội thánh chỉ lên tới 20.025.00 (hay 8.343.72 Mỹ kim) theo hối đoái năm 1930) với 19 Hội thánh tự lập. Hội Truyền giáo báo cáo một sự gia tăng đáng kể trong lợi tức Hội thánh quốc gia giữa các năm 1932, 1937 8.210.83 Mỹ kim năm 1932, 11.365.47 năm 1934, một con số tròn hơn số tương đương 10.000 Mỹ kim được ghi lại năm 1933, 9.164.34 năm 1936 và 12.669.00 năm 1937. Tuy nhiên, khi một người chú ý đến hối suất không nhất định của đồng Mỹ kim trong thời kỳ này, thì có bức tranh thiết thực hơn xuất thiện từ một cuộc nghiên cứu kỹ cùng những con số đó theo giá đồng bạc Ðông dương. Lợi tức của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã đạt tới 27.886.85 đồng từ 43 Hội thánh tự lập năm 1932, hạ xuống 17.048.20 đồng từ 56 Hội thánh năm 1934, và tới số thấp ngoại lệ trong năm 1935 với 15.606.98 đồng do 63 Hội thánh đóng góp. Sau khi ghi nhận số lợi tức ốm yếu khác do cùng số Hội thánh tự lập đã dâng 18.563.91 đồng năm 1936, lợi tức Hội thánh thực hiện được sự phục hồi năm 1937 với số thu nhập 28.839.22 từ 61 Hội thánh.
Sự giảm sút kinh khủng của lợi tức Hội thánh giữa năm 1934 và 1936 đã phản ánh sự chèn ép tài chính mà hầu hết mỗi Hội thánh quốc gia và các hội Truyền giáo đều trải qua trong cuộc kinh tế khủng hoảng của thập niên 1930. Tuy nhiên, những Hội thánh Việt-nam thành công trong sự khủng hoàng đã gạt mối tai biến bằng cách kêu gọi sự ‘dâng mình’ của hàng giáo phẩm và ‘sự trung thành làm trọn lời cam kết của họ’ về phần người tín đồ. Sự gia tăng các Hội thánh tự lập trong sự cân xứng gián tiếp với lợi tức Hội thánh rõ ràng đánh dấu một sự cắt giảm quyết liệt về lương các mục sư cùng nhu cầu tài chánh cho một Hội thánh để đạt đến địa vị tự lập đã bị giảm sút to lớn. Tuy nhiên, số thống kê tài chính cũng không bao giờ đo lường cách chính xác các sự dâng hiến của Hội thánh, nhất là tại Nam kỳ và tại một số tỉnh Trung kỳ, nơi mà đa số thuộc viên sống ở vùng quê và đóng góp gạo cùng sản phẩm nông trại không có ghi trong bản lược kê kế toán. Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng đòn nặng nhất giáng trên các mục sư hầu việc Chúa tại các thị trấn miền Bắc Trung kỳ và Bắc kỳ, nơi các thuộc viên Hội thánh tự lập không có những nông dân giữa vòng tín đồ. Những Hội thánh còn nhận trợ cấp dưới quyền kiểm soát của Hội Truyền giáo thấy số trợ cấp bị giảm sút từ 50% đến 70%. Số trợ cấp này là 25 đồng một tháng vào giữa thập niên 1920, bị giảm xuống còn 15 đồng hồi đầu thập niên 1930 và còn 7.50 đồng giữa thập niên 1930. Nói chung, các Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã khéo chống đỡ trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng nhờ sự hi sinh và chịu đựng của các mục sư, cố gắng của các tín đồ thế tục trong sự dâng phần mười và chẳng những chỉ dâng tiền mặt mà cũng bằng sản phẩm nông trại và cuối cùng đến một mức tiêu chuẩn tự dưỡng thấp nhất. Những yếu tố này với một số gắng hăng hái để truyền bá đức tin bởi cả mục sư lẫn tín đồ đem đến kết quả là số tín đồ tăng lên đến 80%, thuyết minh rộng rãi cho sự gia tăng đáng kể các Hội thánh địa phương, kể cả những Hội thánh tự lập và chưa tự lập trong thời kỳ khủng hoảng.
Sự phân phối Hội thánh tự lập trong ba kỳ phản ánh chẳng những mức độ hưởng ứng khác nhau của dân chúng mà cũng phản ánh tình trạng kinh tế của mỗi khu vực. Ngay sau sự tổ chức Hội thánh quốc gia, Nam kỳ dẫn đầu trong sự gia tăng các số Hội thánh tự lập trong Hội đồng Tổng Liên Hội. Năm 1928, 6 trong số 10 Hội thánh tự lập ở Việt-nam là tại Nam kỳ. Năm 1930 Ðịa hạt Nam kỳ ghi được 14 Hội thánh tự lập trong lúc ở Bắc kỳ và Trung kỳ chỉ có 1 và 4 tương đối. Trong khi lợi tức hạ xuống mức thấp nhất trong thời khủng hoảng có các Hội thánh tự lập tại Nam kỳ, trái lại, đạt đến điểm luôn luôn cao ngay trước khi Ðệ nhị thế chiến bùng nổ. Như so với 15 Hội Trung kỳ và 2 tại Bắc kỳ, Nam kỳ có thể khoe đạt đến 46 Hội tự lập năm 1935. Mức độ này được duy trì cho đến cuối kỳ khủng hoảng và bị giảm xuống 31 như là hiệu quả của sự sút giảm xuất cảng nông phẩm theo sau sự thất trận của Pháp năm 1940. Những biện pháp mạnh mẽ mau chóng và vào cuối năm 1941, 42 Hội thánh tại Nam kỳ đã đạt được ghi tên trên bảng liệt kê các Hội tự trị, tự lập.
Số tiền dâng của các Hội thánh tự lập trong xứ lên đến 18.563.91 đồng năm 1936, tăng lên 37.968.62 đồng năm 1938 và 58.017 đồng năm 1940, kế giảm xuống 57.085.07 đồng năm 1941. Tuy nhiên, sự gia tăng 200% dường đáng chú ý này trong vòng 4 năm không thể phô trương có Hội thánh tự lập vì cớ một sự lạm phát hung hăng so sự chuẩn bị chiến tranh và càng tệ hại hơn bởi sự chiếm đóng của quan đội Nhật và chiến tranh ngắn hạn giữa Ðông Dương thuộc Pháp và Thái lan năm 1941.
TỰ TRỊ: Tự trị đã trở nên liên hợp với tự lập không thể phân rẽ được, ít ra cũng trong tâm trí tín hữu Tin Lành Việt-nam từ năm 1927.
Từ khi tổ chức Hội đồng Tổng Liên Hội và Ban Trị sự Tổng Liên Hội năm 1927, các giáo sĩ Hội Truyền giáo thận trọng rút tay khỏi những việc nội bộ của các Hội thánh tự lập, mà họ thích gọi là Hội thánh độc lập. Những Hội thánh độc lập được quản trị phần chính bởi các mục sư truyền đạo quốc gia, trong nhiều trường hợp, có sự giúp đỡ chút ít của các tín đồ thế tục. Các chấp sự thường được lựa chọn bởi Hội đồng thường niên của Hội thánh để giám thị việc giảng Tin Lành, những buổi nhóm cầu nguyện trong các đơn vị Hội thánh (một đơn vị có thể là một ấp, một tổng hoặc một quận trong thành phố) và khuyến khích những người mới tin đi nhóm thờ phượng. Tỉ dụ tại Nam kỳ, Hội thánh gồm 12 đơn vị đại diện 12 làng hoặc ấp, mỗi nơi đều có các chấp sự và thủ quĩ. Sự quản trị Hội thánh trong trường hợp này được điều khiển bởi các mục sư và Ban Trị sự qua 12 Ban Trị sự cỡ nhỏ này. Tuy nhiên, hầu hết các Hội thánh ưa thích một hình thức quản trị đơn giản hơn, nó thật ra hầu như hoàn toàn giao vào tay mục sư và 1 hoặc 2 chức viên thường là thư ký và thủ quĩ.
Những tổ chức Hội thánh, như các lớp học Kinh Thánh. Ðoàn thể thanh niên, và các lớp dạy Kinh Thánh cho thiếu nhi, và các Ban Chứng đạo không bắt buộc vào hồi đầu thời kỳ này. Trong thập niên 1930 khi mỗi Hội thánh có Trường Chúa nhật riêng, sự điều hành và khai triển tùy thuộc phần lớn vào tài lãnh đạo cùng sáng kiến của từng Hội thánh. Ban Chứng đạo được huấn luyện kỹ nhất trong giữa thập niên 1930 là ở Hà-nội, tại đó 64 thanh niên dấn thân trong việc cá nhân chứng đạo đã giúp các buổi giảng Tin Lành ít nhất 4 tối mỗi tuần. Ban Chứng đạo Sàigòn dưới sự dẫn đạo của Mục sư Lê văn Quế, báo cáo năm 1935 có tăng thêm hoạt động kết quả là hàng trăm người đến hỏi đạo và 52 người chịu báp-têm trong năm. Mãi cho đến cuối thập niên 1930, các đoàn thanh niên mới tổ chức ở Ðà-nẵng, Hà-nội, Cần thơ và Sàigòn, dầu Hội đồng Tổng Liên Hội không gắng sức tổ chức đoàn thể thanh niên trong mỗi Hội thánh cho đến năm 1942. Sự giảng Tin Lành cho thiếu nhi được giao lại cho sự chăm sóc của quí bà mục sư, truyền đạo. Nói chung, trong thời gian này tổ chức thật lỏng lẻo. Chỉ trong các trung tâm truyền giáo, nơi quí bà giáo sĩ có thể giúp đỡ hữu hiệu trong sự điều khiển các lớp học này mà người ta có thể thấy những chương trình giáo dục Cơ-Ðốc có hệ thống và hấp dẫn cho thiếu nhi.
Tại cấp Ðịa hạt, những Hội thánh ở Nam kỳ là các hội đầu tiên (1927) tổ chức một Hội đồng. Họp tại Mỹ tho, chừng 300 đại biểu, gồm cả những nam nữ đại biểu tín đồ, họp lại để cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Những Ban Trị sự Ðịa hạt được bầu lên bởi các Hội đồng miền Nam theo một ý nghĩa tích cực trong nghị lực thúc đẩy sự tự lập và tự khuếch trương hơn là các đối nhiệm của họ Bắc kỳ và Trung kỳ. Trước kia, Bắc kỳ và Trung kỳ hiệp lại là một Ðịa hạt khởi đầu thực thi bản hiến chương năm 1928, lại được tổ chức thành các địa hạt riêng rẽ năm 1931 như kết quả ‘sự tăng trưởng mau lẹ’ của các Hội thánh trong 2 kỳ này. Sau khi đã chấp nhận hiến chương địa hạt theo sau Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1932, mỗi địa hạt sắp đặt một chương trình riêng, chi tiền cho Hội đồng riêng và quản trị mọi vấn đề thuộc bổ nhiệm các mục sư và theo đuổi những chương trình bành trướng. Tuy nhiên, trong trường hợp sau, các thủ lãnh địa hạt thường tham khảo ý kiến các giáo sĩ đối nhiệm, đặc biệt tại miền Ðông Bắc kỳ, và ở Bắc, Nam bộ Trung kỳ, nơi Hội Truyền giáo còn giữ vai trò quan trọng trong công tác tiền phong. Nhân viên các Ban Trị sự Ðịa hạt, kể cả chủ nhiệm địa hạt ít có thì giờ thực hiện phần nhiệm vụ suốt cả năm. Chỉ trừ vài đại biểu tín đồ được bầu cử hồi đầu thế kỷ này còn tất cả nhân viên là mục sư coi sóc một Hội thánh độc lập, một trách nhiệm đòi hỏi toàn thể thời giờ và nghị lực. Mãi đến cuối thập niên 1930, các chủ nhiệm địa hạt mới được thoát khỏi chức vụ chăn bầy nhờ đó có thể hoàn toàn chú ý phục vụ quyền lợi của địa hạt. Chính vị Hội trưởng Tổng Liên Hội cũng phải phục vụ như một mục sư và người giảng Tin Lành cho đến năm 1941, khi Mục sư Lê Ðình Tươi bị áp đảo dưới gánh nặng gấp đôi của chức vụ Hội trưởng, và Mục sư Hội thánh Tin Lành Sàigòn.
Trong thời kỳ 1933-1936, Ban Trị sự Tổng Liên Hội gặp phải hai cơn khủng hoảng trầm trọng, hai vị mục sư bị dứt phép thông công đã trở ngược lại chống đối Hội thánh và dẫn hàng trăm tín đồ ở Trường an, Cẩm long và Ðà-nẵng đi theo Hội Cơ-Ðốc Phục Lâm An Tức Nhật (Sa-bát). Sự chia rẽ này cùng tiếng dội của nó để lại Hội thánh Trường an thành một Hội thánh vô tổ chức trong nhiều năm. Như kết quả của sự căng thẳng giữa hai giáo phái Tin Lành, một số khá đông tín hữu nhất định bỏ tất cả mọi hình thức của đức tin Cơ-Ðốc giáo. Tuy nhiên, nhiều người trong số tín hữu đã bỏ ba Hội thánh lại trở về ràn chiên của Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1936.
Các Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1932-1935 nhuận chánh Bản Hiến Chương năm 1928 như tài liệu mới được biết, không khác với hiến chương trước về nội dung. Tuy nhiên, hiến chương đã được sắp đặt và viết lại cách dễ hiểu hơn bởi các thủ lãnh Việt-nam. Như sự thay đổi liên hệ nhiều đến chức vụ mục sư, các thể thức bầu cử, như tư cách của Hội trưởng và Phó Hội trưởng, quyền hành và các thể thức của Ban Trị sự chung. Hội đồng chung (Tổng Liên Hội) năm 1932 biểu quyết rằng khi nào Ban Trị sự chung bỏ phiếu, các đại biểu của Hội thánh và Hội truyền giáo bao giờ cũng phải bỏ phiếu trên căn bản bình đẳng, tức là cả hai bên phải có cùng một số phiếu, vô luận số thuộc viên tương đối có thể lên tới bao nhiêu. Ðiều này rõ ràng phản ánh mối quan tâm của các thủ lãnh Việt-nam rằng họ không bị thua phiếu vì bên giáo sĩ số đông hơn, mặc dù chỉ những vấn đề liên can đến cả Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt-nam mới được Ban Trị sự chung bàn đến. Bởi một quyết định kỳ lạ, Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1934 đã chối bỏ một biểu quyết của Hội đồng Trung hạt ‘cho phép phụ nữ được phục vụ như đại biểu tại các Hội đồng’. Sự phân biệt này không bị loại bỏ cho đến chừng kết thúc chiến tranh giành độc lập. Mối quan tâm chính của Hội đồng Tổng Liên Hội trong sự duyệt lại hiến chương có vẻ như là vấn đề qui nhập Hội thánh quốc gia dưới luật pháp của xứ. Vì Ban Trị sự Tổng Liên Hội không thể đạt được một sự thừa nhận chính thức từ Quan Toàn quyền tiếp theo cuộc hội kiến với Quan Toàn quyền Pierre Pasquier năm 1929, Hội đồng Tổng Liên Hội biểu quyết năm 1933 giao cho Ban trị sự Tổng Liên Hội phải ‘khai thác luật lệ của xứ’ và trong trường hợp sự qui nhập không thể hoàn tất cho Hội thánh quốc gia toàn bộ, thì sửa soạn ‘qui nhập các Hội thánh từng địa hạt riêng rẽ vào trong xứ nào việc đó có thể thực hiện được’. Như đã nói ở trên, mặc dầu có sự cố gắng về phần Ban Trị sự Tổng Liên Hội, chính phủ chung của Ðông Dương không ban một phúc đáp xác quyết cho đến tháng 1.1942. Như một luật lệ và thực hành của Hội thánh Tin Lành Việt-nam chỉ ra sự tự trị phần chính tùy thuộc quyền lãnh đạo của mục sư. Hội thánh chú ý hơn hết về sự huấn luyện họ, vừa khi Hội đồng Tổng Liên Hội tổ chức, hai vị mục sư bản xứ được chỉ định làm giáo sư trọn thời gian tại trường Kinh Thánh Ðà-nẵng. Vào cuối thập niên 1930, tỉ lệ người bản xứ đối với các giáo sĩ trong Ban Giáo sư Trường Kinh Thánh là 2 đối 1. Vị giáo sư trác tuyệt nhất trong thời kỳ này là Mục sư Ông văn Huyên, đã trở nên Giám đốc Trường Kinh Thánh khi các giáo sĩ bị người Nhật quản thúc năm 1942.
Năm 1927, sáu năm sau khi Trường thành lập, Trường Kinh Thánh Ðà-nẵng trở nên Trường lớn nhất trong số các trường của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp mở. Với một đoàn thể học viên 93 người năm 1928, 87 người năm 1929, 94 người năm 1930, 99 người năm 1931, nhà trường đã đào tạo một dòng công nhân liên tục cho Hội thánh bản xứ mà sự tăng trưởng rõ ràng cân xứng với số lượng và phẩm chất của các học viên nhà trường. Nạn kinh tế khủng hoảng lan rộng đã làm chậm lại sự ghi tên nhập học ở Trường, y như sự bành trướng của Hội thánh giữa các năm 1932 và 1937. Chỉ có 42 học viên năm 1932 và 47 năm 1933, nhà trường thấy sự ghi tên tụt xuống mức thấp nhất năm 1934 khi chỉ có 20 (11 nam và 9 nữ) người ghi tên nhập học. Mãi cho đến 1938 nhà trường mới lấy lại được cân sức trước kia và năm sau số học viên là 112 người. Giữa các năm 1940 và 1943, một số ghi tên trung bình là 92 miễn là có đủ mục sư truyền đạo cho sự tăng trưởng mau lẹ của Ðịa hạt Nam bộ và duy trì một sự phát triển khiêm nhượng tại các Ðịa hạt Bắc và Trung bộ. Cuối năm 1931, trong số 300 người nam và nữ ghi tên nhập học tại Trường Kinh Thánh Ðà-nẵng, có 230 người dấn thân vào công việc ở khắp cả 5 xứ Ðông Dương. 71 trong số 78 nam tốt nghiệp ra phục vụ như mục sư, truyền đạo. Tuy nhiên, tỉ lệ này dường như giảm xuống khá nhiều giữa các năm 1936 và 1941, vì trong số 450 nam nữ học viên theo học tại trường Kinh Thánh từ lúc ban đầu chỉ có 268 người tích cực tham gia vào công việc hầu việc Chúa năm 1941.
Theo nguyên tắc ‘tối đa người bản xứ và tối thiểu giáo sĩ’, công trường tại Việt-nam có tỉ lệ cao nhất của mục sư bản xứ đối với giáo sĩ ngoại quốc, tức là 2 đối 1 năm 1926, 8 đối 1 năm 1937, và 12 đối 1 năm 1941. Các giáo sĩ Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp cũng khuyến khích sự tấn phong các mục sư truyền đạo ‘thiêng liêng và dâng hiến’ việc ấy đem đến kết quả là có số mục sư được công nhận đầy đủ cao hơn tất cả các công trường Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp ở khắp thế giới trước Ðệ nhị thế chiến. Sự tin tưởng ở nơi quyền lãnh đạo quốc gia càng nâng cao phong trào Hội thánh bản xứ tại Việt-nam rất nhiều.
SỰ TỰ TRUYỀN BÁ: Nguyên tắc thứ ba của chính sách Hội thánh bản xứ chịu thiệt thòi vì cớ sự thiếu một chiến lược kết hợp về phần Ban Trị sự Tổng Liên Hội. Công tác tiền phong khai khẩn trong thời kỳ này phần lớn giao lại quyền chỉ đạo của Hội Truyền giáo, ‘nơi không có đồng tiền bản xứ liên hệ đến’. Tại Bắc kỳ, cố gắng giảng Tin Lành đã bị hạn chế nhiều trong vùng phụ cận là Hà-nội và Hải phòng, trong khi cấm đạo Tin Lành, lại được tăng gấp đôi trong thập niên 1940 khi các giáo sĩ đến công trường. Hội Truyền giáo thêm cho Bộ tham mưu ở Bắc kỳ và bắc bộ Trung kỳ 4 cặp trong cuối thập niên 1920 đến 34 cặp năm 1941, 4 trong số đó chuyên về công việc giữa vòng các bộ lạc Thổ, Mèo, Mán, Nùng và Khaleu. Tại miền trung Trung kỳ và tới một mức độ kém hơn nam phần Trung kỳ, Hội thánh quốc gia đảm nhận phần lớn trách nhiệm thiết lập các Hội thánh mới và mở các khu vực mới cho sự truyền bá đức tin Tin Lành. Thậm chí Hội thánh quốc gia cũng khuếch trương các hoạt động cho Hội thánh kiều bào ở Vientiane, Pnom-Penh và Kampot.
Trong cấp địa hạt, chương trình khuếch trương được trù hoạch và thi hành bởi các chủ nhiệm cương quyết ở Bắc kỳ và Nam kỳ trong khi Trung hạt với một vài ngoại lệ, đã phải nhờ cậy đến sáng kiến và sự ủng hộ của Hội truyền giáo. Tại Bắc kỳ, Mục sư Dương Nhữ Tiếp đã lìa bỏ chức vụ Hội trưởng năm 1931 và tiếp tục những công tác mở đường rất kết quả tại Nam kỳ. Mục sư Lê văn Thái vừa phục vụ như Chủ nhiệm, vừa là mục sư chủ tọa Hội thánh Hà-nội từ 1931-1934, đã phát triển với sự giúp đỡ của một giáo sĩ, bà H. H. Dixon, một đường hướng mới để tự truyền bá. Những căn phố được thuê, nhà tín đồ được mở cửa cho sự giảng Tin Lành trong các trung tâm chiến lược của khu vực thủ đô Hà-nội. Mục sư Thái và bà Dixon sắp đặt để nhóm 7 cuộc họp hằng tuần sử dụng nhà thờ chính và 8 giảng đường và 2 phòng đọc sách vùng phụ cận thành phố. Cố nhiên, những cố gắng của họ ủng hộ bởi những Ban Chứng đạo đã được huấn luyện thuần thục chẳng những chỉ giúp trong các buổi nhóm mà còn để nhiều thì giờ theo dõi người hỏi đạo trong các khu vực tương đối của họ. Ít nhất có 3 tín đồ thế tục được thúc giục bởi sự sốt sắng truyền giảng đã đảm nhiệm công tác trong ba phân khu của thành phố. Tất cả những người mới tin đều được mời đi nhà thờ chính nhóm họp thờ phượng Chúa sáng Chúa nhật, cũng đẩ họp trong các hội nhánh tương đối nơi họ nhận sự giáo huấn và giúp đem người khác trở lại đức tin. Chương trình khuếch trương này cứ tiếp tục cho đến khi chiến tranh Ðông Dương thứ nhất kết liễu (1954) và kết quả là thành lập được các Hội thánh Gia-lâm, Bạch mai, Hà đông và Ô Cầu Giấy.
Song le, như Mục sư Thái nhận thấy điều cần thiết hơn cho Bắc hạt mà ông là chủ nhiệm, ông từ chức Mục sư Hội thánh Hà-nội, và lên Bắc giang để lập một Hội thánh mới và khởis ự một chiến dịch Tin Lành mạnh mẽ hơn trong tỉnh. Trong ba tháng có 72 người trở lại đạo được ghi nhận ở Bắc giang kể cả một nhà báo từ Hà-nội lên. Nhờ lòng hảo tâm của gia đình một văn sĩ nổi tiếng, ông mua được miếng đất ở trung tâm thành phố và xây cất một đền thờ cho hội chúng mới. Sau khi thiết lập cơ sở này, Mục sư Thái đi ra giảng Tin Lành cho 4 tỉnh khác nhau trong bốn tuần lễ kế tiếp, rồi trở về Hội thánh nhà tuần lễ thứ 5 để đền bù thời gian vắng mặt bằng cách làm việc 7 ngày, điều đòi buộc phải mấy tuần mới làm xong. Ông tiếp tục chương trình cấp tốc và khó nhọc này gần 2 năm cho đến chừng mỗi thị trấn lớn ở Bắc kỳ và miền Bắc Trung kỳ đều được thăm viếng.
Nhờ một cố gắng kết hợp giữa các giáo sĩ và các mục sư bản xứ, 30 Hội thánh và giảng đường được mở cửa ở Bắc kỳ vào cuối năm 1934, đối với 34 ở Trung kỳ và 47 ở Nam kỳ. Số các mục sư và truyền đạo từ 2 năm 1929 lên đến 40 năm 1933, hầu hết những người này đến từ Quảng nam của Trung hạt. Năm 1938, Bắc hạt với 57 Hội thánh và hội nhánh thậm chí đứng trên cả Trung hạt về số các Hội thánh chính (28 đối 19). Kết quả này là dấu chỉ sự cố gắng đáng khen bởi các thủ lãnh địa hạt đã tranh đấu bành trướng với các giáo hội với những lực lượng mạnh hơn. Bắc kỳ đạt đến điểm cao nhất về sự khuếch trương năm 1940 với 58 hội chính, trong khi Trung kỳ và Nam kỳ tương đối ghi được 56 và 75. Với sự chiếm đóng miền Bắc Ðông Dương bởi quân đội Nhật, Bắc hạt chịu khốn khổ nhiều vì sự khủng hoảng quân sự và kinh tế này bắt buộc các chức viên địa hạt đóng cửa 22 nhà thờ và hội nhánh chỉ nội trong năm 1941, trong khi cả Trung hạt chỉ đóng cửa 1 và Nam hạt thu xếp mở thêm được 10 chỗ mới.
Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng này gây nhiều hỗn loạn trong các đoàn thể Tin Lành tại Ðông Dương. Người ta phải khâm phục lòng can đảm và sự hiến thân cho chức vụ lãnh đạo của cả Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Những giáo sĩ đắc lực và học thức nhất của công trường đã được bổ nhiệm ra Bắc kỳ nơi bộ biên tập Thánh Kinh Báo, đã xuất bản hơn 90% các sách về Tin Lành lưu hành ở khắp Ðông Dương, một sự đóng góp đầy ý nghĩa cho sự truyền bá sứ điệp Tin Lành.
Các mục sư truyền đạo bản xứ gồm lại những người như các Mục sư Lê văn Thái, Dương Nhữ Tiếp, Huỳnh Kim Luyện, Lê Nguyên Anh, Quoc Foc Wo, Trần văn Ðệ, Ông văn Trung, nhiều người đã từng là lợi khí để thiết lập nhiều Hội thánh vững mạnh tại Trung kỳ và Nam kỳ trước khi thuyên chuyển ra Bắc kỳ. Tuy nhiên, mặc dầu các cố gắng đến cùng và lòng sốt sắng truyền bá theo tinh thần các sứ đồ, Bắc hạt vẫn còn trải qua nhiều năm là phân khu yếu kém nhất của Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Người ta nghe những lời phàn nàn về thái độ ‘cứng rắn và ngạo mạn’ của người Bắc kỳ, về phần một vài giáo sĩ. Nhưng người ta có thể nhớ lại giáo hội Công Giáo Lamã, làm việc dưới nhiều điều kiện trái nghịch đã thành công trong việc thiết lập một giáo hội thịnh vượng ở Bắc kỳ từ thế kỷ thứ 17[9] . Một lý do nổi bật về sự thiếu sót không hưởng ứng có thể thấy trong cấu trúc hương thôn của làng xã Việt-nam, miền Trung châu sông Hồng (và cho đền miền Bắc Trung kỳ)[10] . P. Gourou nhận xét rất đúng trong tác phẩm của ông là Les Pays Tropicaux (Các Xứ Miền Nhiệt Ðới): ‘Một người nam tồn tại như một thuộc viên của làng xã vì không thể tưởng tượng được một người nên sống một mình xung quanh chỉ có gia đình riêng của người’. Trong khi truyền thống Tin Lành nhấn mạnh rằng người ta phải gia nhập đức tin Cơ-Ðốc cách cá nhân – trái ngược với sự tin đạo hàng loạt thường thực hành bởi giáo hội Công Giáo Lamã – người tin đạo cá nhân trong phần lãnh thổ này của Việt-nam thấy mình rất khó rời bỏ cấu trúc uy quyền của làng xã với cả một ‘hỗn hợp những đặc trưng xã hội tôn giáo và chính trị’.
Khi người ta so sánh số thống kê do 3 địa hạt cung cấp trong thời kỳ này, người ta được ấn tượng bởi ‘số người tin Chúa’ tại Bắc hạt, là hạt trẻ hơn hai địa hạt anh em kia, đã khởi sự bắt kịp họ vào giữa thập niên 1930. Tuy nhiên, trong số 1.000 người tin Chúa năm 1934, chỉ 164 người chịu lễ báp-têm năm 1935, trong khi Nam hạt làm lễ báp-têm cho 722 người trong số 1069 người và Trung hạt 346 trong số 578 người. Tỉ lệ này không thay đổi mấy trong các năm kế tiếp. Năm 1939, Nam hạt ghi nhận 628 người chịu lễ báp-têm và 1479 người tin Chúa. Trung hạt có 309 người chịu lễ báp-têm và 1934 người tin Chúa, trong khi Bắc hạt báo cáo chỉ có 99 người chịu lễ báp-têm mà số người tin Chúa lên đến 1248. Ðiều này dường như chỉ rằng sự truyền bá đức tin tại miền Bắc đã nhận được sự hưởng ứng nhiều như tại trung kỳ và Nam kỳ, nhưng chỉ có một phân số nhỏ đã theo học lớp Phước Âm Yếu Chỉ để chịu báp-têm, và có lẽ số người còn trung thành với đức tin sau khi chịu lễ báp-têm lại càng ít hơn nữa. Thật sự này biện minh rõ cho số tín đồ nhờ chịu lễ báp-têm mà Bắc hạt báo cáo hàng năm khởi sự từ 131 năm 1928 tăng sách chậm chạp lên 190 năm 1930, 320 năm 1932, 550 năm 1934, 663 năm 1936, 785 năm 1938 và 988 năm 1941.
Một nhân tố khác có thể xét đến là tình hình kinh tế của Bắc kỳ tại đó lợi tức trung bình thấp nhất trong ba kỳ tại Việt-nam và điều kiện sinh sống kém đến nỗi hàng ngàn người phải lìa bỏ làng xã quá đông đúc của họ (mật độ trung bình là 1258 người/một dặm vuông trong miền trung châu, và 3.800 tại tỉnh Nam định) để đi tha phương cầu thực, thậm chí ở dưới những điều kiện thiếu vệ sinh tại các đồn điền cao su ở Nam kỳ. Chỉ có vài ngoại lệ, giáo dân của Hội thánh miền Bắc, vì cớ sự nghèo khó ti tiện, không thể đóng góp đầy đủ cho nền tự lập của Hội thánh họ, và đối với chương trình khuếch trương do các vị thủ lãnh địa hạt thực hiện thì lại càng khó hơn nhiều. Ðiều này được phản ánh trong số các Hội thánh tự lập trong Bắc hạt giữa các năm 1928 và 1941, một Hội thánh duy nhất, tức là tại thủ đô Hà-nội, đã tự lập trước năm 1935, chỉ có 2 trong số 32 Hội thánh đạt đến tự lập năm 1935, và 5 trong số 58 Hội thánh năm 1940.
Thật trong giai đoạn đầu của việc truyền bá đạo Tin Lành tại Việt-nam, các mục sư truyền đạo phải được gửi từ Quảng nam ra Bắc và vào Nam. Nhưng rất sớm, vào giữa thập niên 1920 các Hội thánh miền Nam đã có thể gửi tín đồ mới tuyển đi học tại Ðà-nẵng để được huấn luyện, đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo trong địa hạt mình. Trái lại, Bắc hạt cứ tiếp tục ỷ lại vào Trung hạt cách nặng nề để có hầu hết các nhân viên mở mang và duy trì các Hội thánh cho đến khi chiến tranh giành độc lập kết thúc năm 1954. trong khi những người từ Quảng nam này là xuất chúng, khá nhiều người thấy những điều kiện hà khắc ở miền Bắc, cả phần thuộc linh lẫn thuộc thể, hơn là họ có thể chịu đựng được một thời gian lâu dài nên nhất định từ bỏ chức vụ hoặc xin thuyên chuyển về địa hạt nguyên quán.
So sánh với hai địa hạt anh em, Bắc kỳ ghi nhận tỉ lệ cao nhất về số mục sư bị thiệt hại, gồm có từ bỏ nhiệm sở, tàn phế và nạn nhân của bịnh gây tử vong. Trong số các mục sư bản xứ hầu việc Chúa tại Bắc hạt giữa các năm 1927 và 1941, 18,3% đã xin thuyên chuyển về địa hạt khác, 26,6% từ bỏ chức vụ vì bịnh hoạn hoặc vì duyên cớ khác, 13,3% chết đang khi thi hành chức vụ. Ðiều này thêm lên đến 58,2% của tổng số bộ tham mưu và dường như cung cấp thêm một lời giải thích về sự giảm sút thình lình giữa thập niên 1930 nhất là năm 1941.
Tuy nhiên, đứng trước sự cạn tắt nhân viên này, bộ tham mưu địa hạt dường như đã khuếch trương thái quá trong việc tiếp tục mở thêm các nhà thờ, kết quả là không được điều kiện đầy đủ. Tỉ dụ, năm 1940, 58 Hội thánh chính và hội nhánh tại Bắc hạt mà chỉ có 30 vị mục sư chăm sóc, so sánh với 38 Hội mà có 40 mục sư hành chức năm 1934. Sự khuếch trương thái quá này có thể coi là một trong những nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng chậm chạp về số tín đồ và số Hội tự lập của địa hạt này. Tại Trung kỳ, cố gắng khuếch trương tập trung trong thời kỳ này vào việc các tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình và Thừa thiên ở miền Bắc và Trung Trung kỳ, và từ Bình định đến Bình thuận ở miền Nam. Về phía Hội truyền giáo, R. M. Jackson, I. R. Stebbins, W. A. Pruett, C. E. Travis, đã để nhiều thì giờ chuẩn bị dọn đường và với sự giúp đỡ của các mục sư bản xứ, đã thành công trong việc mở hàng chục Hội thánh dọc đường cái quan số 1, là xa lộ chính của xứ nối liền Hà-nội với Sàigòn. Công việc giảng đạo được đảm trách bởi các truyền đạo Việt-nam như Hoàng Trọng Thừa, Phan Ðình Liệu, Dương Nhữ Tiếp và các học viên năm thứ hai tại trường Kinh Thánh trong thời gian tập sự.
Kiểu mẫu truyền bá trong các tỉnh này, như thật có tại mấy phân khu Bắc kỳ chỉ là sự thực hành chung trong nhiều công trường truyền giáo vào thời kỳ này. Một cặp giáo sĩ trước hết được định cư tại một trung tâm chiến lược (trong trường hợp này, Vinh, Huế, Nhatrang, Qui nhơn) và một chuỗi buổi nhóm được duy trì tại Trung tâm bởi một truyền đạo của địa hạt. Ðiều này dường như bất biến đạt đến kết quả là thành lập một nồng cốt cho Hội thánh. Kế đó, mục sư hoặc truyền đạo sẽ được mời đến để xây dựng và chăn giữ hội chúng, trong khi giáo sĩ cùng với một nhóm truyền đạo trẻ tuổi và các học viên tập sự Trường Kinh Thánh, có khi được tăng cường thêm mấy người bán sách dạo, đi quanh các thành và các làng lân cận giảng dạy, làm chứng bán sách và phân phối những phần Kinh Thánh và truyền đạo đơn, một nhóm Hội thánh chính và hội nhánh sẽ được tổ chức nơi vị giáo sĩ và vị mục sư niên trưởng có thể giám thị công việc trong suốt cả khu vực.
Theo kiểu mẫu này, giáo sĩ vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong việc dự trù kế hoạch và ủng hộ chương trình khuếch trương. Các thủ lãnh địa hạt trong các trường hợp này nhờ cậy Hội Truyền giáo để được tán trợ phần tài chánh nhằm thực hiện công cuộc bành trướng của họ. Chính vì lý do này, họ có khuynh hướng kiềm chế sáng kiến họ, điều có hại cho nguyên tắc tự truyền bá của chính sách Hội thánh bản xứ. Ðồng thời các người mới tin có khuynh hướng trông vào giáo sĩ chẳng những để được trực tiếp hoặc gián tiếp lãnh đạo công việc của Hội thánh, mà cũng còn để được một chương trình trợ cấp dài hạn trong vấn đề tài chánh. Với sự ngoại trừ Hội thánh Ðàlạt, Nhatrang và Vinh, các Hội thánh thiết lập ở các tình miền Bắc, miền Nam trung kỳ vẫn còn nhỏ và yều đuối cho đến cuối thời kỳ này
Một kiểu mẫu bành trướng khác, hoàn toàn bản xứ trong ý nghĩa đầy đủ nhất của danh từ, được thấy tại Quảng nam, tỉnh nguyên quán của các mục sư, truyền đạo đã hầu việc Chúa suốt cả xứ. Công cuộc tiên phong mở đường, trong hầu hết các trường hợp được thực hiện chẳng phải bởi các mục sư ngoại bang hoặc quốc gia, bèn là bởi các tín đồ thế tục. Sự làm chứng tự nhiên của họ thường kèm theo một sự thay đổi dễ thấy trong tánh đạo đức của họ hoặc ít nhất trong cách sống của họ, mà họ quả quyết là do ‘quyền năng của Tin Lành’ thường kêu gọi sự chú ý của bè bạn cùng bà con họ đến sứ điệp của Ðấng Christ. Nhiều tín đồ thế tục này truyền bá đức tin đang khi họ đi từ làng này qua làng khác phân phát truyền đạo đơn và các phần Kinh Thánh, đồng thời theo đuổi nghề nghiệp riêng của họ (một số Cơ-Ðốc nhân này là người buôn hàng lụa, dệt chiếu, ngư phủ, thầy thuốc, giáo viên, thợ hồ, thợ mộc, v.v…) Ðức tin Tin Lành truyền bá dọc theo thung lũng sông Cái, nơi Mục sư Thái đã dọn đường năm 1924, cũng là dọc đường cái quan giữa Ðà-nẵng và Tam kỳ cùng các con đường hàng tỉnh liên lạc Tam kỳ với phủ Quế sơn, ở phía Bắc và phủ Trà my ở phía Tây. Khi một số người hỏi đạo tập trung quanh một gia đình Cơ-Ðốc, người ta sai đi mời mục sư gần đó, xin ông đến và duy trì một chuỗi buổi nhóm tại nhà người tín đồ. Khi nhóm tín đồ lớn lên về nhân số, khởi sự dâng phần mười cùng lạc hiến, một nhà nguyện đơn sơ, có khi sườn tre và lợp tranh, được dựng lên (trong nhiều trường hợp một tư thất được thêm vào phía sau nhà nguyện).
Ông chủ nhiệm địa hạt, sau khi thanh sát, sẽ phái một sinh viên tốt nghiệp hoặc một truyền đạo tập sự đến chăn bầy chiên mới dưới sự giám thị phối hợp của Ban trị sự Ðịa hạt và giáo sĩ trong vùng. Những sáng kiến về công việc Hội thánh và những nguồn tài chánh trong trường hợp này phần chính đến từ tín đồ thế tục với sự tán trợ nhỏ của Hội Truyền giáo, trừ ra trường hợp có sự khuyên dạy và gây dựng thuộc linh. Khi Hội thánh hội đủ điều kiện để tự lập, Ban Trị sự Ðịa hạt và Hội Truyền giáo sẽ cùng một lúc khuyên dạy họ về sự ước ao gia nhập Hội đồng Tổng Liên Hội của Hội thánh quốc gia. Vừa khi để lựa chọn một mục sư bằng phiếu kín, rồi sự quản trị và sự truyền bá của Hội thánh được giao lại cho sự chăm sóc của mục sư.
Năm 1941, các Hội thánh mạnh mẽ mọc lên ở Phong thử, Ðại an, Trường an, Thu bồn, Phú lãnh, Thanh quít, Khánh bình và Phúc bình, trong thung lũng của sông Cái và tại Quế sơn, Cẩm long, Tiên phước, Quế phương, Trà my, Tam thanh và Tiên quả ở xung quanh cái trục là Tam kỳ với các nhóm tín đồ hợp lại chừng chục làng quanh các Hội thánh chính. Sự tăng trưởng mau chóng này của phong trào Hội thánh bản xứ hoạt động náo nhiệt ngay từ lúc phát khởi chiến tranh Thái Bình Dương.
Tại Tam kỳ, Hội thánh Tin Lành ghi nhận những sự thắng lợi lớn nhất trong thập niên 1930. Công việc Hội thánh trong Ðịa hạt thường được tổ chức thành ba nhóm riêng biệt hơi tương đương với ba phần khu địa lý của Nam kỳ, ấy là miền Ðông, miền Tây và miền Trung gian ở giữa.
Miền Ðông, ít được ưu đãi nhất về kinh tế, sản xuất mùa màng nghèo kém nhất về sự truyền bá đức tin Tin Lành. Hội thánh mạnh mẽ nhất trong khu vực tọa lạc tại Biên hòa, nơi một số thuộc viên làm thợ kim hoàn, giàu có và những sở hữu chủ các vườn cây ăn trái. Hai Hội thánh nhỏ hơn được thiết lập tại Thủ đức và Bến cát, nơi các trại chủ tìm cách ủng hộ Hội thánh phần tài chánh, và tới một mức độ kém hơn, sự truyền bá đạo.
Không có sự tấn tới ở đồn điền cao su, nơi các công nhân hầu hết đến từ Bắc kỳ, được kiểm soát gắt gao bởi các ông chủ Pháp, dầu thỉnh thoảng cũng có vài người trở lại đạo được ghi sổ. Trong thị trấn Tây ninh, nơi ‘Ðức Hộ Pháp’ của Cao Ðài tọa lạc, một nhà thờ được hoàn tất năm 1936 bởi 5 nhóm tín hữu, cố nhiên có thể làm điểm chận nhỏ trên giáo dân Cao Ðài. Mục sư Lê văn Trầm, cũng không thành công hơn trong công cuộc truyền bá Tin Lành giữa người Chrau, một bộ lạc sống ở vùng phụ cận Xuân Lộc, phía Ðông Biên hòa. Công cuộc này được khởi sự năm 1936, gián đoạn hồi đầu thập niên 1940 và không thể tiếp tục lại cho đến khi chiến tranh giành độc lập kết thúc.
Phân khu Trung gian, như đã thấy một phong trào nhân dân quanh Mỹ tho năm 1924-1927 tiếp tục xây dựng những Hội thánh mạnh mẽ tại Tân an, Gò công, An hóa, Ba tri, Bình đại, Lộc thuận, Tân thạch, Quới sơn, Sóc sãi và Cần đước, hầu hết đều là Hội nhánh của Mỹ tho và là kết quả của sự cố gắng tự truyền bá Tin Lành. Những Hội thánh này đua tranh với nhau để hoàn tất địa vị độc lập, vừa khi họ đạt được điều đó, ông Bùi Tự Do, chủ nhiệm, đặt một mục tiêu mới cho họ. Ông nhấn mạnh: “Chẳng có Hội thánh nào yên nghỉ thỏa mãn với sự phát triển hội chúng riêng của mình, xây cất nhà thờ riêng, chuẩn bị một nhà riêng cho mục sư … Hội thánh phải kết quả và thêm nhiều lên, Hội thánh phải có con cái thuộc linh, những hội nhánh sẽ đến lượt trở thành hội chính và mở thêm các hội nhánh”. Phân khu Trung gian cũng bày tỏ sự cố gắng đáng khen để đạt mục tiêu. Công việc không rắc rối và tốn thì giờ như ở Bắc kỳ và Trung kỳ về việc xin phép chính thức. Một luật lệ mới được đặt ra và áp dụng suốt cả Nam kỳ từ năm 1936 cho phép Hội thánh Tin Lành Việt-nam được thiết lập những hội mới mà không cần phải đợi đến khi có số tín đồ tối thiểu lúc trước đã đòi buộc.
Một tàu Tin Lành điều hành dưới quyền một truyền đạo cương quyết, Mục sư Huỳnh văn Ngà, đã đóng góp công lớn vào các chương trình tự truyền bá của hai phân khu này (được mệnh danh là miền châu thổ sông Cửu Long), giống như phân khu miền Ðông, được bao phủ bằng mạng lưới đường sông. Ði từ làng này sang làng khác dọc theo các sông và kênh, mỗi năm đoàn Tin Lành nhóm các cuộc giảng Tin Lành qua các trung tâm dân cư đông đúc, và là lợi khi để thiết lập hàng chục Hội thánh mới trong khu vực. Năm 1933, một tín đồ từ Cần thơ dâng cho Hội đồng Tổng Liên Hội một xe hơi sau này dùng làm xe lưu hành do ông Bùi Tự Do hướng dẫn để làm việc trong các làng xã và chợ ở xa đường sông và ở ngoài cộng đồng phục vụ, bởi các nhà nguyện truyền giảng khác nhau. Tuy nhiên, những hoạt động của đoàn này rất hạn chế và không lâu bền.
Tại Tam kỳ, người ta có thể công nhận mọi kiểu mẫu giảng Tin Lành đã thấy ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Trong đợt thứ nhất tại các tỉnh miền Ðông nói chung, việc giảng Tin Lành còn được điều khiển bởi các giáo sĩ ở một hai trung tâm chiến lược và tiếp tục trong một số làng và thành thị bởi các truyền đạo bản xứ. Trong phân khu Trung gian, sự khuếch trương được hoàn thành tới một mức độ lớn rộng qua sự làm chứng hồn nhiên của tín đồ thế tục theo kiểu mẫu Hội thánh Quảng nam. Miền Tây, nơi chỉ có ít Hội thánh (tỉ dụ Cần thơ) có thể theo đường hướng của phân khu Trung gian, ưa thích kiểu mẫu bành trướng theo lối ‘giảng bố đạo’, phần chính được thực hiện bởi các truyền đạo cương quyết như Huỳnh văn Ngà, Phan Ðình Liệu, Bùi Tự Do, v.v… có sự giúp sức bởi các truyền giảng theo tàu Tin Lành và xe lưu hành.
Sau 10 năm làm việc khó nhọc, Hội thánh Tin Lành duy nhất tại Sàigòn, thành phố lớn nhất của Ðông Dương vẫn còn là Hội thánh nhỏ nhất tại Nam kỳ trong thập niên 1920. Một giáo sĩ đổ lỗi cho ‘những thói hư của Tây phương’ và thêm vào đó ‘những tật xấu của Ðông Dương’ và sản xuất một tình trạng còn tệ hại hơn ‘ngẫu tượng giáo’ sống sượng. Ông cũng than phiền tình trạng thuộc linh của người tin Chúa ở Sàigòn, ‘để chiến đấu cho lẽ thật’ như các tín đồ sốt sắng, nhưng đồng thời cũng xu hướng ‘cãi lộn với nhau và với người tin Chúa khác đã đến Hội thánh từ lâu’. Sự công bố sứ điệp của Ðấng Christ đã thuyết phục nhiều người để chỉ rằng họ ước ao theo Ngài, nhưng hầu hết những người hỏi đạo này ‘đến và đi’ như các bạn đối nhiệm của họ đã làm ở Bắc hạt.
Một giáo sĩ đã ngây thơ thừa nhận rằng: “Ðối với tôi dường như sự thất bại của chúng tôi tại các thành phố lớn là chúng ta thử đến gần các dân thị tứ bằng những phương pháp nông thôn’. Tuy nhiên, năm 1920, một vị trí thị tứ tậu được ở gần công viên chợ thành phố, và là ga chót của đường xe lửa và đường xe đò đi lục tỉnh. Nhà thờ mới là một giảng đường lớn tọa lạc ở tầng lầu của một khách sạn hồi trước, nơi các cuộc nhóm buổi tối được duy trì suốt 4 năm. Tầng trệt được dùng làm phòng sách nơi những người đến hỏi đạo có thể đến ban ngày. Ông Dương Nhữ Tiếp, một truyền đạo danh tiếng ở Bắc kỳ, là diễn giả chính trên một năm, và sau đó cũng có các truyền đạo đủ khả năng kế tiếp công việc… Các ban cá nhân chứng đạo được tổ chức bởi các thương gia trẻ tuổi và các công nhân tại văn phòng để thăm viếng từng nhà, phát truyền đạo đơn và cá nhân truyền đạo trong mỗi chiều Chúa nhật. Các buổi nhóm cầu nguyện được tổ chức 3 đêm mỗi tuần tại nhà các tín đồ, ở các nơi chiến lược và những nơi này trở nên trung tâm truyền giảng cho các phân khu thành phố. Tuy nhiên, nhiều người mới tin chẳng bao giờ gia nhập Hội thánh Sàigòn, vì họ đã lên đô thị để buôn hàng chuyến và trở về nguyên quán để truyền bá đức tin mới của họ. Như một kết quả, vài Hội thánh được thiết lập ở các khu vực xa xôi, nơi tọa lạc cách Sàigòn 150 dặm về phía Nam. Tuy nhiên, mãi đến cuối thập niên 1930, người tín đồ Sàigòn không có chỗ thờ phượng thường xuyên và trong mấy năm đã nhóm trong nhà thờ Tin Lành Huê kiều tại Chợ lớn. Năm 1941, Hội thánh Sàigòn với Mục sư Lê Ðình Tươi đã trở nên Hội thánh dẫn đầu trong xứ, và một đền thờ lớn nhất tại Việt-nam được hoàn tất.
Tuy nhiên, sự tự truyền bá không bị hạn chế cho chỉ người Việt-nam thôi. Năm 1930, Hội đồng Tổng Liên Hội quyết định phát khởi một công tác mới. Theo gương vị Hội trưởng đầu tiên đã khởi sự giới thiệu đức tin với một bộ lạc ở Khe sanh gần Ðà-nẵng, Hội đồng định ủng hộ 2 truyền giáo Việt-nam trong cố gắng giảng Tin Lành giữa vòng người Thượng. Ông bà Trịnh An Mẹo đã đến hoạt động giữa bộ lạc Hrê tại Ðàlạt và Di-linh, trong khi vợ chồng ông Ngô văn Lái khởi sự một trung tâm truyền giáo tại Khe sanh ở tỉnh Quảng trị giữa vòng người Khalơ thuộc bộ lạc Bru. Ông bà Mẹo được Nam hạt ủng hộ, còn ông bà Lái có Trung hạt ủng hộ. Mấy truyền giáo Việt-nam đã nhập đoàn với các giáo sĩ Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp hoặc làm việc riêng rẽ tại Sơn-la, Hòa bình, Chapa ở Bắc kỳ, Ðàlạt, Banmêthuột, Pleiku, Chợ Tuần (Thừa thiên) An điềm (Quảng nam), Phan lý Chàm (Bình thuận) Trung kỳ. Năm 1942, cặp truyền giáo Việt-nam tiếp tục một chương trình khuếch trương cấp tốc giữa vòng 14 bộ lạc ấy là: Chrau, Sitêng, Kơho (Hrê và Lạch), Chàm, Rađê, Gialai, Pacô, Katu, Thái, Mường, Mán, Thổ, Nùng và Mèo ở rải rác trong 13 tỉnh.
[1] Quyết nghị Hội đồng Tổng Liên Nhatrang, Tổng Liên Hội, 1964, t.31
[2] Phạm văn Sơn, Việt sử Toàn Thư (Saigon, Thư Lâm ấn quán, 1960, t.698 tt)
[3] Hồ Chí Minh, sđd, t.24-26.
[4] Pierre Naville ‘La guerre du Vietnam, trưng dẫn bởi Phạm văn Sơn, sđd, t.699.
[5] Tổng Liên Hội, Quyết Nghị Hội đồng Tổng Liên Hội (Nhatrang, 1964, t.3)
[6] Với 62 trang đánh máy hàng 1, Hiến chương này dài gấp 3 Hiến chương Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, năm 1926, gấp đôi bản Hiến Chương Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1956.
[7] Lê văn Thái, Giai đoạn đặc biệt của Hội thánh Tin Lành Việt-nam (Ðà-lạt, Nhà in Tin Lành, 1950, t.3 tt)
[8] Ðế quốc Ðại Nam, Bộ Lễ và Chông Chánh, đề nghị cho ông Nguyễn Xuân Diệm mở một nhà giảng phụ tại phủ Thăng bình, Quảng nam, ngày 17.5.1943).
[9] Ðào Duy Anh ước định rằng năm 1682, 600.000 người Công Giáo Lamã được thấy ở đàng trong (miền Nam Việt-nam dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn) và 200.000 ở đàng ngoài (miền Bắc Việt-nam dưới quyền cai trị của chúa Trịnh). Dầu những con số này dường như hơi phóng đại, nhưng cũng chỉ tỏ sức mạnh tương đối của Công Giáo Lamã ở miền Bắc trong các năm đầu của sự truyền bá đạo trong xứ.
[10] P. Gourou, LEs Pays Tropicaux (Paris, Presses Universitaires de France, 1947, Vũ Quốc Thúc trưng dẫn, t.33)
|